145
tôi được đọc về “một loại vi rút mới được phát hiện, vô tình được đưa vào hàng trăm ngàn,
n
ếu không phải hàng triệu, các liều đầu tiên của vắc – xin Salk”. Loại vi rút chưa xác định
này t
ất nhiên chính là SV-40, và ấn phẩm tôi đã đọc là Science Digest, năm 1963 [49]. Arthur
J. Snider, tác gi
ả của “Vắc – xin Salk suýt gây thảm họa” đã hạ thấp mức độ của sự việc,
nhưng tôi không thể ngừng suy tư khi tôi đọc bài viết của bác sĩ Snead, “Nếu như AIDS
không ph
ải là sự trả thù của Falwell cho những tội lỗi tình dục của chúng ta, thì liệu nó có
ph
ải là sự trả thù của loài khỉ cho sự tàn ác của chúng ta?”
Trước khi tạm biệt bác sĩ Snead và đi vào một sự kiện minh chứng khác, một số trích dẫn từ
các t
ạp chí chuyên ngành khác nhau được trích dẫn trong bài viết của bà là đáng chú ý: “các
d
ữ liệu khoa học đã được tổng hợp cho thấy các vấn đề về khả năng gây ung thư [gây ra khối
u] c
ủa vắc – xin chứa vi rút sống nên được coi là đáng báo động”. “Bệnh truyền nhiễm và suy
dinh dưỡng có quan hệ đan xen rất chặt chẽ với nhau; rằng bất kỳ nỗ lực nào để đối phó với
chúng m
ột cách riêng biệt ... là vô ích như việc cố gắng để tách ảnh hưởng của di truyền và
môi trường sống”. Và cuối cùng là một bài viết từ Báo cáo Y tế công cộng (Public Health
Reports) (trang 77, s
ố 2 [Tháng Hai 1962]) có tiêu đề “Khảo sát về các bệnh ác tính thời thơ
ấu”, chỉ ra rằng “trẻ em từ 2 đến 4 tuổi đã bị tử vong bởi bệnh bạch cầu hơn bất cứ lứa tuổi
dưới 70 nào khác”. Đặc biệt mỉa mai là tuyên bố rằng “sự gia tăng các trường hợp tử vong do
b
ệnh bạch cầu gần đây là sớm hơn ở các nước tiên tiến về kỹ thuật” và rằng yếu tố quyết định
không ph
ải là sự giàu có mà là “sự sẵn có của các dịch vụ y tế” [50].
“V
ắc xin bệnh đậu mùa khởi động Vi rút HIV” là tiêu đề của một bài báo đăng trên trang
nh
ất tờ Thời báo London (The Times of London), ngày 11 tháng 5, năm 1987. Một cố vấn
c
ủa Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tổ chức mà đã vạch kế hoạch cho chiến dịch kéo dài 13
năm về tiêm chủng và kết thúc vào năm 1980, nói với tờ The Times: “tôi nghĩ rằng nó chỉ là
m
ột trùng hợp ngẫu nhiên cho đến khi chúng tôi nghiên cứu những phát hiện mới nhất về các
ph
ản ứng có thể được gây ra bởi vaccinia [vắc – xin bệnh đậu mùa]. Bây giờ tôi tin rằng Lý
thuy
ết vắc – xin đậu mùa là lời giải thích cho sự bùng nổ của Aids” [51].
Lý thuy
ết vắc – xin đậu mùa giải thích cho một số hiện tượng: Thứ nhất, bảy nước Trung Phi
b
ị ảnh hưởng nhất là những quốc gia nơi mà các chương trình tiêm chủng chuyên sâu nhất đã
được thực hiện. Thứ hai, Brazil, quốc gia Nam Mỹ duy nhất tham gia chiến dịch tiêm chủng,
có t
ỷ lệ mắc AIDS cao nhất trong khu vực đó. Thứ ba, có ít dấu hiệu của nhiễm trùng trong
s
ố các trẻ em từ 5 đến l l tuổi ở Trung Phi. Thứ tư, AIDS có liên quan đến đồng tính luyến ái
ở phương Tây, trong khi ở châu Phi nó được lan truyền đồng đều hơn giữa nam và nữ. Giải
thích: Kho
ảng 14.000 người Haiti tham gia các dịch vụ vũ trang của Liên Hợp Quốc ở châu
Phi đã được bao gộp trong chương trình tiêm chủng. Họ trở về nhà khi Haiti đã trở thành một
sân c
hơi phổ biến cho những người đồng tính San Francisco. Thứ năm, các vi sinh vật của
b
ệnh AIDS trước đây được các nhà khoa học coi là “yếu ớt, chậm chạp và dễ bị tổn thương”
b
ắt đầu có sức mạnh với khả năng tạo ra một bệnh dịch hạch. Giải thích: Việc sử dụng vắc –
xin ch
ứa vi rút sống, như được sử dụng cho bệnh đậu mùa, có thể kích hoạt các vi rút không
ho
ạt động chẳng hạn như vi rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV) có liên quan với bệnh
AIDS.