linh đen bóng. Chẳng gợn một chút gì bẩn đục, vịnh trông có vẻ tinh khiết
lắm. Nhưng không phải vậy. Biển đang bị ô nhiễm.
Nhờ bóng tối mà khéo che lấp thế thôi. Vịnh giống như phụ nữ trang
điểm giỏi. Ban ngày, thủy triều ngưng chảy, đọng như cái đầm lầy, từ dưới
đáy đám bùn xanh đậm nhớt như keo hiện lên một con rắn đỏ khổng lồ –
ánh nắng chiếu xuống gay gắt tỏa sáng vảy cá dơ nhớp nháp mỡ – ung
dung bơi quanh trong vịnh. Khi thủy triều đỏ dâng lên, gió lặng phắt. Con
rắn đỏ khổng lồ sinh ra từ nước biển ô nhiễm như sợ bị giống tấm áo lót
mỏng nhàu nát luôn bị xô dạt và thay hình đổi dạng như những gợn sóng
trên cồn cát liên tục bị gió xóa tan. Vịnh trở nên nóng bức. Cái nóng làm
khó thở. Vịnh tỏa mùi khó chịu như con sò đã khép kín vỏ rồi mà mùi thối
từ phía trong vẫn bốc ra.
Làn thủy triều đỏ không những mang đến cái nóng khó chịu mà còn là
một trong những lý do quyết định làm cho anh em Yoshi Anh bà Hatsue từ
nhau.
“Vì cái thủy triều đỏ.” Ông Someya buột miệng nói. Cái răng giả sắp
tuột làm cho ông vội vàng bịt miệng.
“Đúng rồi, vì biển dơ đi.” Ông Hidaka nói tiếp. “Nên hội đồng phố quyết
định nạo vét đáy biển, dĩ nhiên người đề xuất chuyện này là chủ tịch công
đoàn đánh cá Yoshi Anh, và lúc này là phó chủ tịch hội đồng phố.”
Mùa hè thủy triều đỏ xuất hiện nhiều là do rải rắc mồi cá hamachi tràn
lan vào các bè nước đặt trong vịnh. Biết là vậy nhưng không thể không cho
rải mồi nuôi cá hamachi. Biển bẩn, nhiệt độ của nước biển tiếp tục tăng lên,
do đó mà không khí trong nước bị thiếu hụt khiến cho sò con Akoya cấy
ngọc trai chết rất nhiều. Không thể nuôi sò con trong vịnh như xưa được
nữa. Cán bộ công đoàn đánh cá nghĩ nhiệt độ của biển tăng lên là vì dòng
chảy của thủy triều xấu đi. Chỉ cần đổi dòng chảy của thủy triều thì cái bẩn
không đọng lại, không phát sinh thủy triều đỏ nữa. Vì vậy nếu vét được đất
cát và rác rưởi đọng dưới đáy biển thì chắc cải thiện được tình hình. Đó là