TIẾNG HÚ BAN ĐÊM - Trang 148

Thế Lữ

Tiếng Hú Ban Đêm

Vàng và máu (I)

ể từ châu Kao Lâm ở phía đông và miền bản Slay ở phía
tây mà đến, từ mạn bản Pắc đi xuống, và từ bản Hạ trở lên,
cách non mười dặm chung quanh chỉ có quả núi đá Văn
Dú là cao lớn nhất.
Sừng sững giữa trời, bao quát đồi cây gò đất, núi ấy trông
đường bệ hách dịch như đứng làm chúa tể cho cả một

vùng phong cảnh hoang vu. Dân Thổ ở các làng gần đó, ngày nào cũng
trông thấy ngọn núi mù mù lam tím, nhô lên trên những hàng rừng xanh chi
chít um tùm.
Những buổi hoàng hôn bóng chiều soi riêng một phía cũng như các ngày ủ
dột âm u, Văn Dú lại hiện ra với một vẻ riêng oai linh và mầu nhiệm.
Đối với ngọn núi lớn, người Thổ không chỉ có tấm lòng kính cẩn phảng
phất đối với mọi cảnh bát ngát cao cả, họ còn sợ hãi Văn Dú như một vật
có tri giác, có quyền phép làm hại người. Ở những miền quanh đó và trong
thời bấy giờ, ai nói tới Văn Dú là một sự gở lạ. Họ chỉ gọi đến tên quả núi
trong những khi tức giận nhau mà chửi rủa hay những khi thề bồi. Một
người say rượu lớn tiếng xúc phạm đến Văn Dú cũng đủ làm cho khắp cả
một châu biết đến tên mình; họ thuật lại những lời nói và cử chỉ của anh ta
một cách e dè, nhưng đó là thứ chuyện họ ưa nghe ưa kể nhất.
Núi Văn Dú có một cái hang lớn. Đó là nơi chứa những tai họa ghê gớm
cho giống người Thổ và là cái nguồn những sự khủng khiếp và những
chuyện kinh hoàng. Người ta gọi hang là hang Thần, vì đó là chỗ thần núi
ở.
Thần núi Văn Dú linh thiêng lắm, lại rất độc ác và hay nghi ngờ. Người nào
hoặc vô tình, hoặc cả gan đến gần thần núi là bị thần hang bắt vào giết đi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.