được chạm đến những tảng đá ấy. Nó nguy hiểm lắm đó: nó làm chết Nùng
Khai và những thằng này.
Bọn theo hầu còn đang kinh khiếp sẽ thì thào nói như chính mình lại sợ
tiếng mình, thì ông Châu bỗng chú ý ngay đến một khoảng tối đen ở trên
một phía vách đá, cách mặt đất độ năm sáu thước, và to gần bằng một cái
nong. Nhìn kỹ thì đó là cửa một cái hang con bị lấp đầy những hòn đá cuội
to cùng màu và hình như cùng hạng với những tảng đá lăn lóc dưới đất.
Ông Châu bước lại gần, ngẩng lên nhìn một hồi lâu rồi nghĩ thầm :
- Thì ra chúng nó cũng biết đây là lối vào nơi để của và cũng đoán được cái
câu: “Mày vào trăm chân, mày lên ba tay” ở trong bài di chúc vắn tắt. Mà
có lẽ bọn con cháu họ Hoàng đã tìm thấy nghĩa câu ấy từ trước và bắt đầu
phá cái hang nhỏ này rồi. Nhưng chúng đoán ra, đào ra để tìm thấy cái chết
chứ không tìm thấy của.
Rồi ông lẩm bẩm trong mồm, nửa như nói một mình, như bảo lũ bộ hạ :
- Hừ khôn khéo, khôn khéo mà ghê gớm lắm!
Mấy trăm năm trời nay, những hòn đá kia giết đã bao nhiêu nhân mạng?
Viên quan Tầu kia giữ của bằng cách gieo những cái khủng khiếp, chắc
tưởng rằng phi con cháu nó thì chả có ai là người lấy được của trong này ra;
chớ có ngờ đâu đến lượt ta... ta quyết phá cho tuyệt cái kế thâm độc ấy!
Nói đoạn ông quay lại dặn bọn người nhà lần nữa :
- Không được đứa nào động đến những hòn đá này đó. Hãy lôi xác những
thằng này để ra một nơi cho tao xét xem.
Năm người kia vẫn đứng yên, chưa hiểu ra sao, ông Châu lại quát :
- Mau lên chứ! Lôi chúng nó ra cả một bên!
Bọn chúng có sáu người, gần hết trông to béo lực lưỡng, họ ăn mặc đều
một loại áo vải dầy màu chàm. Da mặt và tay họ đều xám đen như da Nùng
Khai. Họ cùng đi một thứ giầy vải, ngoài quấn những dây nịt khiến cho lá
cỏ cành lau giắt đầy chung quanh chân. Coi mặt mũi và y phục thì biết họ
là người Tầu, nhưng không thể đoán được là người ở bậc nào vì tất nhiên
họ phải thay đổi hình dạng.
Người thứ nhất - bấy giờ đã lôi ra để một chỗ - là người còn trẻ, mặt mũi
nhăn nhó như người đau đớn gớm ghê. Người thứ hai và người thứ ba ngồi