TIẾNG KÈN - Trang 52

Hai Lần Từ Biệt Cha Già

T

ôi rời Hà nội di cư vào Nam năm 1954, năm tôi vừa tròn 18 tuổi.

Vào thời kỳ ấy, thú thực, tôi chưa biết Cộng sản là gì. Những chuyện đấu

tố long trời lở đất ở hậu phương với số phận thảm thương của bà Cát Hanh
Long, mẹ nuôi Bộ Đội đã vang vọng về tới Hà Nội nhưng chỉ là nghe
phong thanh.

Trong ý nghĩ của tôi, hình ảnh của những anh bộ đội vẫn là những hình

ảnh của các chàng trai thế hệ, từ bỏ sách vở, bỏ cuộc sống êm ấm gia đình
để đi theo tiếng gọi của non sông. Trung đoàn Thủ Đô dược thành lập bởi
những thanh niên hào hoa Hà Nội với những chiến công vang rộng kể từ
ngày toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp tháng 12-46, đối với tôi
vẫn là một đơn vị hào hùng, đượm một ít huyền thoại có thể không có thật
nhưng rất dễ được tin và loan truyền trong giới học sinh Hà Nội cùng lứa
tuổi như tôi.

Những bài thơ của Hữu Loan, Hoàng Cầm, Quang Dũng được truyền tay

nhau đọc, ngâm đi ngâm lại với tất cả sự rung động sâu xa và mến phục.
Trong khi đó, hầu hết những văn nghệ sĩ nổi tiếng trong vùng Quốc Gia đều
còn giữ quan niệm sáng tác những truyện tình cảm ướt át và không mấy
nhậy cảm đối với những vấn đề nóng bỏng của thời cuộc. Một Ngọc Giao
với nhân vật Xã Bèo trong tác phẩm Đất cho độc giả nhìn thấy thân phận
cơ cực của người nông dân Việt Nam ở thời kỳ độc lập phôi thai, nhưng lại
làm thất vọng độc giả sau đó với Quán Gió qua hình ảnh của những người
thành thị trên đường tản cư. Nhưng dầu sao nhà văn Ngọc Giao vẫn là một
cây bút đem vào văn chương nhiều dấu tích của xã hội thực tế bên ngoài,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.