TIẾP THỊ SỐ TỪ A ĐẾN Z - Trang 46

2. Họ muốn có mọi thứ đồng thời: Trong thế giới số, nơi mọi thứ xảy ra với tốc độ hàng triệu dặm/giờ,

người tiêu dùng đ~ trở nên quá quen thuộc với việc nhận được thông tin theo yêu cầu từ nhiều nguồn
khác nhau cùng lúc. Thời gian với họ là tài sản quý, nên họ muốn thông tin được định dạng sao cho họ
có thể lướt qua để x|c định mức độ phù hợp trước khi đầu tư thời gian kiểm tra chi tiết. Trong quá
trình xây dựng các chiến lược trực tuyến, giới thiết kế và tiếp thị cần phải nghiên cứu đ|p ứng được
yêu cầu “đọc lướt” v{ mong muốn về sự thỏa mãn tức thời này của họ. H~y nghĩ về cả “gi| trị thời
gian” cũng như “gi| trị tiền bạc” đối với họ.

3. Họ nắm thế chủ động: Web không phải là một phương tiện bị động và trong thế giới Web 2.0, người

dùng lại càng ở thế chủ động hơn bao giờ hết. Nếu bạn không hiểu được thực tế đơn giản đó, thì
khách hàng mục tiêu không chỉ không gắn kết với bạn mà họ còn chủ động rời xa bạn. Để đạt được
những kết quả khả quan, chúng ta cần điều chỉnh các hoạt động tiếp thị theo hướng lấy người tiêu
dùng l{m trung t}m, đồng thời mang lại những giá trị thực tế đối với người tiêu dùng.

4. Họ không trung thành: Tính minh bạch và tức thời của Internet tuy không loại trừ hẳn khái niệm về

sự trung thành với thương hiệu, nhưng nó cũng l{m suy yếu đi kh|i niệm này. Xây dựng lòng tin với
thương hiệu vẫn là một yếu tố cốt lõi trong tiếp thị số, nhưng người tiêu dùng ngày nay đ~ có thể ngồi
một chỗ m{ “c}n đo đong đếm” c|c thương hiệu cạnh tranh. Những giá trị mà bạn hứa hẹn mang lại
cho họ so với c|c đối thủ khác trong nước và trên toàn cầu ra sao? Dù thương hiệu của bạn có giá trị,
nhưng nếu đề xuất giá trị tổng thể của bạn không bằng đối thủ, bạn sẽ nắm chắc phần thua.

5. Họ lên tiếng: Người tiêu dùng trực tuyến trao đổi với nhau – và họ trao đổi với nhau rất nhiều. Qua

các bài bình duyệt của chuyên gia, các blog, mạng xã hội, các diễn đ{n v{ cộng đồng trực tuyến, họ kể
cho nhau nghe về những chuyện hay, chuyện dở họ gặp trên mạng. Xét từ góc độ tiếp thị, đ}y l{ một
con dao hai lưỡi – nếu tận dụng được những khía cạnh tích cực, bạn sẽ có khả năng ph|t t|n được
thông điệp của mình với tốc độ lây lan của virus; nếu không, bạn sẽ trở th{nh đối tượng của những
trận “phản ph|o” không mấy dễ chịu trên mạng.

21 phút trả i nghiệ m thế giới số củ a tôi, ngày 13 tháng 12 năm 2013

7 giờ sáng. Tôi bừng tỉnh trong một giai điệu rộn ràng của Paul Weller đang ph|t ra từ chiếc
iPhone. Tôi quờ tay vớ lấy chiếc điện thoại để tắt chuông báo thức, rồi mắt nhắm mắt mở kiểm
tra những tin nhắn đến trong đêm từ Úc và Hoa Kỳ. Tuy tay phải vẫn bị lùng bùng trong chăn,
nhưng ngón c|i bên b{n tay tr|i của tôi đ~ thoăn thoắt gõ tin nhắn trả lời cho anh bạn Richard ở
Melbourne và Senay ở San Francisco. Sau đó, tôi lướt qua hai tài khoản Twitter cá nhân và công
việc. Không có gì nhiều để phải retweet

29

nên tôi ghé qua Facebook để xem có ai “like

30

bức

ảnh bữa tiệc sinh nhật lần thứ 80 của cha tôi không. Tuyệt. Có rất nhiều lượt “like” v{ v{i
comment

31

hay ho.

Vì căn hộ có thiết kế “đảo ngược” (phòng ngủ ở tầng dưới), nên tôi chạy lên lầu, nơi để bàn làm
việc _ chiếc laptop đ~ mở sẵn để tôi kiểm tra e-mail gửi vào tài khoản công ty. Tôi mắt nhắm
mắt mở nhìn vào lịch trình trực tuyến trên iCal

32

mà Beckie gửi, rồi đọc qua các cuộc thảo luận

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.