Thái Tông ban lệnh cho mọi người tuân theo. Thái Tông nể mặt thúc phụ
nên bằng lòng ngay, triệu quan chỉ huy và ngục quan đến phán:
- Nhơn Quý là khâm phạm, vì thế bất cứ ai cũng không được giáp mặt trò
chuyện, trái lệnh thì sẽ ghép vào tội đồng mưu.
Khi ấy Tần Hoài Ngọc và Uất Trì Bảo Khánh đang cùng Nhơn Quý trò
chuyện, chợt có ngục quan vào cúi đầu thưa việc Thái Tông vừa ban chỉ
không cho ai vào thăm. Bất đắc dĩ hai người phải lui ra, trong lòng hết sức
lo lắng cho tính mạng của Nhơn Quý. La Thông đến sau nên không được
vào thăm đành phải lén lút sai gia nhân mang cơm nước cho Nhơn Quý.
Trong ý Lý Đạo Tông muốn dùng lệnh cấm này mà cho Nhơn Quý chết
đói, nghe biết việc La Thông thì liền hỏi Trương Nhân:
- Bọn chúng cứ lén lút mang cơm nước vào cho Nhơn Quý thì biết đến bao
giờ hắn mới chết được? Theo ngươi thì phải làm sao?
Trương Nhân thưa:
- Bằng hữu của Nhơn Quý rất đông mà toàn là vương công đại thần, vì thế
ngục quan cũng khó mà làm việc. Bây giờ chỉ còn mỗi cách đại vương chịu
khó đứng ra canh giữ, vất vả chừng năm ngày là xong.
Lý Đạo Tông lưỡng lự vì sợ mất danh tiếng của mình, nhưng Trương mỹ
nhân nóng lòng sốt ruột nên hết sức thúc hối, bất đắc dĩ phải nghe theo,
ngày hôm sau bắt đầu ngồi trước thiên lao, đến giờ cơm nước thì có gia
đinh mang đến. Thật thương cho Nhơn Quý, con người vốn dĩ sức ăn bằng
mười người khác, nay vừa bị đòn tra tấn vừa chịu đói thì đứng ngồi không
nổi, nằm dài mà than thở.
Các tiểu vương thấy vậy hội ở nhà Tần Hoài Ngọc bàn tán xôn xao nhưng
rốt cuộc cũng không tìm ra phương kế nào qua mặt Thành Thanh vương
được. Một người đang nhíu mày suy nghĩ, chợt có một tiểu nhì chừng tám
chín tuổi, diện mạo rạng rỡ tựa trăng rằm, mặc áo hoa từ nhà sau đi lên
cười nói:
- Ai cũng cao lớn, sức khỏe muôn người mà chịu để Tiết thúc chịu đói ư?
Nếu muốn thì tôi xin ra sức giúp một phen.
Tần Hoài Ngọc nhìn lại, thấy đó là Tần Mộng, con thứ của mình thì quát
lớn, đuổi ra nhà sau. Nguyên Tần Hoài Ngọc có hai đứa trai, một là Tần