vào ngục cho Bình Liêu vương, tất cả đều đổ bỏ nên tiểu tôn hiếu kì đến
xem. Chẳng ngờ Thành Thanh vương nổi giận sai quân đánh tiểu tôn đến
suýt chết, may nhờ mau chân mới thoái nổi.
Thái Tông nghe vậy liền xem các vết thương của Tần Mộng, thấy quả là do
bị đánh chứ không giả dối thì liền khuyên nhủ:
- Chắc có lẽ cháu gây chuyện gì đó mới bị đánh, chẳng lẽ Thành Thanh
vương dám ỷ thế như vậy ư?
Công chúa vội tâu:
- Xin phụ vương xét lại. Tần Mộng mới có tám tuổi, lẽ nào dám chọc ghẹo
hay gây sự với hoàng thúc.
Hoàng hậu cũng nói vào khiến Thái Tông hết sức bối rối, truyền bày tiệc
đãi đằng công chúa và sai ngự y lấy thuốc chữa trị cho Tần Mộng. Sáng
hôm sau, chờ Thái Tông lâm triều, Lý Đạo Tông viết sẵn một tờ biểu, dâng
lên thưa kiện. Thái Tông nhìn thấy Thành Thanh vương mất nửa hàm râu,
một mắt bầm tím, áo bào rách mấy chỗ thì nghi ngờ tự nghĩ:
- “Không lẽ một đứa trẻ như Tần Mộng mà đánh được người lớn đến nông
nỗi này, chắc là hoàng thúc đánh người rồi tự vặt râu xé áo để chạy tội
chẳng sai.”
Nghĩ xong, Thái Tông chợt hỏi:
- Tần Mộng dám tới dinh hoàng thúc gây sự hay sao?
Lý Đạo Tông giật mình, bị hỏi bất ngờ thì lúng túng đáp bừa:
- Tôi tình cờ đi ngang qua thiên lao, Tần Mộng đứng chờ ở đó từ bao giờ,
nhảy ra đánh luôn, chắc là đã có âm mưu từ trước.
Thái Tông nghe vậy nhíu mày phán:
- Nhơn Quý trong trăm ngày sẽ bị chém là vương pháp của triều đình, tại
sao hoàng thúc lấy lòng riêng mà đến ngăn cản người đưa cơm nước? Trẫm
không trách tội hoàng thúc nhưng từ giờ trở đi đừng đặt điều tâu xin làm rối
loạn nữa.
Phán xong, Thái Tông vất trả tờ biểu, truyền bãi triều, khiến Lý Đạo Tông
vừa nhục vừa tức, về nhà sinh thành bệnh, phải gần tháng mới khỏi. Bọn
Tần Hoài Ngọc nhân dịp ấy tha hồ sai gia đinh tiếp tế cơm rượu cho Nhơn
Quý. Thấy Tần Hoài Ngọc trách con dám đụng tới hoàng thúc, La Thông