có hình tướng 3 mắt, 18 tay, là đóa hoa sen chưa nở.
Dưạ theo trên tinh thần nầy, trong nhiều chùa chiền tại Việt Nam, có tượng
Quán Thế Âm Chuẩn Đề nhiều tay, ngồi hay đứng trên toà sen, có hình
tướng nữ nhân, hình dáng nuột nà. Tòa sen được đặt trực tiếp trên bệ; trong
trường hợp mà mặt bệ được làm thành mặt nước và có một quái vật nhô lên
đội toà sen, thì đó được gọi là Quán Thế Âm Nam Hải.
Pho tượng Quán Thế Âm Chuẩn Đề được tìm thấy vào năm Nhâm Ngọ,
niên hiệu Diên Thành 5, tức là năm 1582, hiện còn tại chùa Phẩm (Hải
Hưng). Tượng nầy ở thế ngồi tĩnh tọa, cao khoảng 78cm.
Tượng ngồi trên toà sen, lại được đặt trên bệ, tính ra tất cả chiều cao vào
khoảng 130cm. Pho tượng nầy theo khuynh hướng tả chân, với dáng hình
giống như một thôn nữ dáng hình thon thả, mặt trái xoan, mũi dọc dừa, mắt
đăm chiêu, miệng như dáng đang mỉm cười, tai đeo hoa, đầu đội mũ, nhưng
để tóc mai chảy qua tai xuống vai phủ lên trên áo. Ngoài hai tay chính kết
ấn Liên Hoa ở trước ngực, còn nhiều tay mọc từ nách và sườn. Trên bệ
tượng, ngoài dòng niên đại, còn ghi tên hội chủ là nhà sư Chân Minh cùng
13 người nữa, phần lớn thuộc nữ giới.
Quán Thế Âm Chuẩn Đề ở một số chùa có số tay là: 12, 14, 18, 24, 32,
36, 42... Ở đây Quán Thế Âm Chuẩn Đề đã được Việt hoá, trở thành nữ
nhân, là Phật mẫu với dáng đẹp Việt Nam đôn hậu.
Quán Thế Âm Quá Hải
Những tượng Quan Thế Âm Nam Hải là một thể dạng của Quan Thế Âm
Chuẩn Đề, thường được nâng thêm một bước, về phương diện nghệ thuật
cũng như về kích thước trong nghệ thuật tạo hình.
Nhiều chùa chiền khắp nơi đặt tượng Quán Thế Âm Nam Hải ở giữa Phật
điện, tuy nhiên, ở các hàng dưới thấp tượng đối gần nơi Phật tử để lễ cầu
nguyện, thì cũng có thể đặt ở giữa gian bên, để Phật tử có thể tiếp cận dễ
dàng, như tại chùa Bút Tháp (Ninh Phúc Tự - Hà Bắc); cũng có nhiều chùa
lại đặt tượng ở hàng trên cùng, cao nhất, như ở chùa Bối Kê (Đại Bi Tự -
Hà Tây).
Nếu tượng Quan Thế Âm Chuẩn Đề là pho tượng chung của Phật Giáo