Đại Thừa, thì đến đời Nguyên ở Trung Hoa (1280 - 1368) đã sáng tạo ra
nhân vật Phật Bà Quán Thế Âm nguyên là Diệu Thiện tu hành đắc đạo, có
hình tường "Thiên thủ, thiên nhãn".
Rồi từ cốt truyện nầy, khi du nhập sang Việt Nam, lại tiến thêm một bước
nữa, để xác định rõ Phật Bà Quán Thế Âm tu hành tại chùa Hương Tích
như đã trình bày.
Phật Bà thường xuất hiện cứu người trên vùng bể Nam của nước ta, do đó,
mang tên là Quán Thế Âm Nam Hải.
Thành thử, nội dung truyện Phật Bà cũng như nhân vật đều được Việt hoá
từ nhiều thế kỷ trước đây. Những pho tượng về đức Quán Thế Âm Nam
Hải được thờ cúng rất phổ biến trong những ngôi chùa theo Phật Giáo Đại
Thừa.
Trong cách tạo dáng, ngoài số tay như Quán Thế Âm Chuẩn Đề, có khi lại
còn nâng lên tới hàng trăm tay, thậm chí cả nghìn cánh tay, như ý nghĩa
"Thiên thủ, thiên nhãn".
Đức Quán Thế Âm Nam Hải trong điêu khắc và đồ họa bao giờ cũng gắn
liền với hình ảnh biển ca; cả phần tượng cao rộng và toà sen được đặt vững
chắc trên hình đầu rồng hay trên đầu quỷ không đến 10 cm2.
Phần lớn tại những chùa miền Bắc, tượng Quán Thế Âm Nam Hải có 42
cánh tay lớn mọc trực tiếp từ thân hình ở hai bên sườn. Trong loạt tượng
nầy, những tượng xuất hiện sớm nhất là vào đời nhà Mạc (thế kỷ XVI) như
tượng Quán Thế Âm Nam Hải ở chùa Hạ (Vĩnh Phú), hiện nay được trưng
bày tại Bảo Tàng Viện Hà Nội.
Đây là pho tượng có kích cỡ lớn, ở thế ngồi tĩnh tọa cao tới 180cm, đặt
trên toà sen và bệ tượng nâng độ cao lên toàn thể là 327cm. Đến nay toàn
thể pho tượng vẫn còn được giữ gìn bảo lưu khá hoàn chỉnh. Tượng Phật
Bà ngồi trên toà sen do quỷ đội, vượt qua biển cả.
Các tay tượng từng đôi đăng đối trong nhiều động tác khác nhau: ngoài
hai tay chính mọc lên từ vai đưa ra trước ngực kết ấn và hai tay khác để
trên lòng đùi trước bụng cũng kết ấn, các đôi tay khác toả ngang vừa, đưa
lên hay cầm báu vật, bấm ngón trong tư thế “tam niệm”.
Nghệ thuật tạo hình của những pho tượng nầy là dấu ấn quan trọng trong