Tượng nầy bao giờ cũng được đặt ngồi ở trên mỏm núi, dáng tự nhiên, một
chân co chống và một chân buông thõng, hai tay để trên hai đầu gối, các vạt
áo chảy lan xuống vách núi.
Trên vách núi có khi chạm một số sinh vật như: cá sấu, chim, khỉ, hổ (như
pho tượng tại chùa thôn Đại Trà - Hải Phòng), vừa gợi lên cảnh trí thiên
nhiên hùng vĩ còn hoang sơ, nhưng đồng thời cũng tạo nên vẻ hoàng tráng
với quang cảnh không gian mênh mông chung quanh.
Một số chùa tại miền Trung thì đằng sau pho tượng còn có thêm một bối
cảnh tự nhiên tả cảnh trời bể màu xanh tươi.
Quán Thế Âm Tống Tử
Pho tượng nầy được trình bày theo sự tích Quán Âm Thị Kính được truyền
bá sâu rộng trong dân gian. Theo những nhà nghiên cứu lịchsử nghệ thuật
thì loại tượng nầy xuất hiện ở Việt Nam tương đố muộn, niên đại vào thế
kỷ XVIII hay XIX về sau. Hình thức pho tượng nầy có thể xem là việc đổi
mới của tượng Quan thế Âm Tọa Sơn, tuy nhiên khi thờ phụng thì hai
tượng được thiết trí đăng đối nhau.
Tại chùa Mía (Hà Tây) pho tượng Quan Thế Âm Tống Tử được xem là đẹp
nhất về đồ hoạ, màu sắc và thể dáng trong tất cả những pho tượng cùng
chung thể tài nầy.
Tượng to vừa phải bằng con người thực, dáng dấp của một thôn nữ hiền
thục, phúc hậu, ngồi trên môt mỏm núi, chân trái hơn co còn chân kia duỗi
thẳng, rất tự nhiên, hai tay đỡ một đứa bé (con của Thị Mầu). Bên cạnh có
môt con vẹt đậu, mà theo một số truyền thuyết (Quán Thế Âm Truyền Kỳ -
1943) thì con vẹt biểu trưng cho Thiện Sỹ.
Những chi tiết chạm khắc trên đã theo như tích truyện, mà trong đó đứa
bé thì được hình dung hoá là "chúng sanh trong bể trầm luân".
Nhìn chung lại, những hình tượng đức Quán Thế Âm rất gần gủi với người
bình dân Việt Nam, thường biểu hiện cho sự "cứu khổ, cứu nạn", "viễn ly
khổ ách".
Những ngôi chùa thuộc Phật Giáo Đại Thừa thường thiết lập tượng nầy
trong nhiều kiểu dáng, có khi có đủ 5 kiểu nêu trên. Ngoài những loại