tượng Quán Thế Âm kể trên, nhiều chùa còn có bộ tranh Thập Điện Diêm
Vương đang xét xử những người từng gây nhiều tội ác trên dương thế;
trong đó có cả cảnh đức Quán Thế Âm vào tận ngục thăm hỏi và cứu độ
chúng sanh.
Những tượng Quan Thế Âm nổi tiếng
Tượng Quán Thế Âm chùa Đa Tốn (Hà Nội) mặc dù những pho tượng nầy
thường để trần, lại có pho với hai dạng tay, như tượng tại chùa Đa Tốn có
42 tay lớn và 652 tay nhỏ kèm theo đó, những bàn tay nhỏ được phân bố
thành 5 lớp, phân chia theo từng cặp cân xứng với nhau ở hai bên sườn.
Đây là pho tượng đức Quán Thế Âm Bồ Tát Nam Hải sớm nhất hiện biết
được tại nước ta. Các nhà nghiên cứu thường lấy pho tượng nầy làm chuẩn
để nghiên cứu và so sánh những tượng cùng thể tài và thể loại.
Những tay với các ngón búp măng dài, bao giờ cũng được làm điều hoà và
cân xứng với nhau. Ở những tay lớn, đôi trên thường đỡ mặt trăng hay mặt
trời, hoăcđỡ cây tháp, với ý nghĩa "xiển dương Phật Pháp" (Phật Học Từ
Điển - Đoàn Trung Còn). Những tay khác cầm những loại nghi vật, nhưng
thường được kết ấn.
Những kiểu kết ấn thường thấy là: (a) Liên hoa hợp chưởng ấn (Ấn hình
hoa sen chấp trước ngực). (b) Tam muôi ấn (Hai bàn tay chồng nhau,tay
ngửa ra, đặt trên đùi). (c) Gia trì bổn tôn ấn (Cong hai ngón taynhẫn và
giữa, ngón cái thì giữ lấy). (d) Ấn Vô Uý. (e) Ấn Cam Lồ. (f) Ấn thuyết
pháp.(g) Ấn Cứu độ chúng sanh trong ba cõi. Trong những loại ấn
nầy, về phương nầy hay phương diện khác đều nói lên "khả năng và uy lực"
của đức Quán Thế Âm Bồ Tát, trong việc cứu độ chúng sanh.
Tượng Quán Thế Âm chùa Kiêu Kỵ
Gia Lâm có đến năm khuôn mặt, nhưng nhìn chung thì bất cứ khuôn mặt
nào cũng đã toát ra đầy đủ tánh dịu hiền, đầy vẻ suy tư về những cảnh
thăng trầm của cuộc thế.
Về nghệ thuật tạo hình: Các loại tay lớn của tượng ít nhiều có những
đường nét mềm mại, uyển chuyển, tưởng chừng như trong "tư thế múa"