TÍN NGƯỠNG - QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT TẠI VIỆT NAM - Trang 19

Tuy trông khác thường nhưng không vì thế mà giảm phần uy nghi. Trên
đầu đội mũ theo hình hoa sen nở, lại còn có thêm 8 đầu nhỏ nữa, xếp thành
ba tầng cao vút lên như ngọn tháp. Trên đỉnh nhọn của tháp người ấy lại
còn thêm một pho tượng nhỏ nữa, ngồi trong tư thế tĩnh tọa.
Tất cả gần nghìn tay, nghìn mắt như đã nói được xếp thành một vòng hào
quang, mà trên đỉnh lại còn gắn thêm một đôi chim đầu người, trông như
đang dang cánh rộng để bay xà xuống dưới. Bệ tượng có nhiều tầng, phía
trên là đầu rồng đội toà sen, phía dưới là một đế hình vuông, chung quanh
đều có những nét chạm trỗ tinh vi hình hoa sen tám cánh; ngoài ra còn
rồng, phụng, sư tử,cờ quạt, cuốn thư.
Về phía bốn góc của bệ, lại còn có hình của võ sĩ nhỏ, cao khoảng 0,30
mét, như để nâng bệ tượng lên cao hơn. Phía mặt tròn của bệ tượng phác
họa hình của đại dương, mà trong đó có hình những loài thủy tộc như tôm
cá, ngạc ngư, ốc rùa... Mọi sinh vật trong dáng đang bơi lội tung tăng với
những đợt sóng đang cuồn cuộn đẩy về phía trước. Tuy đã mất những góc
cạnh sắc bén nhưng không vì thế mà giảm mất giá trị cảnh trí.
Từ giữa biển cả, một con rồng lớn đang nhô đầu lên cao, đội toà sen đưa
đức Quán Thế Âm vượt trùng dương. Gần đây có nhiều đợt trùng tu, bổ
khuyết, nhưng không theo được những đường nét cũ, nên đã trở nên lạc
lỏng, chắp vá, thiếu mỹ thuật.
Pho tượng nầy cùng với những pho tượng khác trong chùa Mía là những
tác phẩm điêu khắc độc đáo, được chính quyền xếp vào loại "điêu khắc ưu
hạng" cổ truyền Việt Nam.
Maspéro viết: Tượng đức Quán Thế Âm Bồ Tát có 6 kiểu: tượng Quán
thế Âm Chuẩn Đề có 3 mắt và 18 tay cầm pháp bảp; tượng Thiên Thủ
Thiên Nhãn tạc theo điển bà Diệu Thiện nghìn tay, nghìn mắt; tượng Quán
Thế Âm toạ sơn ngồi trên núi đá; tượng Quan Thế Âm đội mũ ni hoặc
đứng, hoặc ngồi trên toà sen cầm lọ nước cam lộ và cành dương liễu;
tượng Phật Bà Quan Âm ngồi toà sen có đầu yêu quái đội trên toà sen tạc
theo điển Quan Âm bắt giống yêu quái hay hiện ra làm người lái đò, quấy
nhiễu hành khách qua sông; tượng Quan Âm Tống Tử tạc theo điển bà Thị
Kính bị Thị Mầu đổ oan tình, nuôi trẻ thơ (con vẹt là hậu thân của Thiện

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.