cẳng của văn minh Đông Sơn..”. Nhận định nầy gây ra những ý kiến tham
luận chống đối.
Trong Việt Nam Phật Giáo Sử Luận (I), Nguyễn Lang cho rằng: Ý kiến
nầy không có cơ sở. Theo Nguyễn Lang, "Phật Giáo chưa bao giờ từng bị
ảnh hưởng lạ kỳ như vậy, trong văn học cũng như trong nghệ thuật".
Không những về hình tượng, mà ngay cả kiến trúc gỗ của ngôi chùanhỏ
trên cột của chùa Một Cột, cũng đã gây sự chú ý cho các nhànghiên cứu
theo những tầm nhìm khác nhau.
Theo giáo sư Nguyễn Đăng Thục khi đi tìm nguồn gốc của Chùa Một
Cột thì thấy dạng thức những ngôi nhà sàn được trình bày trên đồ đồng
Đông Sơn. Theo PTS Chu Quang Trứ thì: Chùa Một Cột mang hình bông
sen nhô lên giữa hồ nước là một sáng tạo về nghệ thuật kiến trúc trên cơ sở
phát huy kiểu nhà máy tròn khắc ở mặt trống đồng Ngọc Lũ và Hoàng Hạ.
Theo nhà dân tộc học Nguyễn Khắc Tụng lại cho rằng: Chùa Một Cột có
nguồn gốc từ miếu Thổ Thần, miếu Cây Hương... Tuy nhiên, dù cho đi tìm
về nguồn gốc từ hướng nghiên cứu nào đi chăng nữa, nhưng không một nhà
nghiên cứu nào phủ nhận hình tượng bông sen của chùa Một Cột. Về
phương diện nầy thì phải có tầm nhìn sâu xa hơn mới thấy được giá trị tư
tưởng sáng tạo của hình tượng nầy. Theo nhà nghiên cứu Ngô Văn Doanh
thì: nếu đọc những dòng sử liệu xưa, sẽ thấy chùa Một Cột là cả một kiến
trúc lớn, mà bông sen chỉ là một bộ phận cấu thành.. Vào đời nhà Lý trong
nghệ thuật kiến trúc thì chức năng của chuà Một Cột cũng có những điểm
khác biệt, nếu so với chức năng chỉ có một đài thờ đức Quan Thế Âm Bồ
Tát của những chuà chiền hiện nay.
Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có ghi về trường hợp kiến tạo ngôi chùa
nầy như sau:
Mùa đông, tháng 10 năm Thiên Cảm Thánh Vũ thứ 6 (1049), đã dựng
chùa Diên Hựu. Trước đây, vua chiêm bao thấy Phật Quan Âm ngồi trên
toà sen, dắt vua lên tòa. Khi tỉnh dậy, vua đem việc ấy nói với bầy tôi, có
người cho là điềm không lành. Có nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua làm chùa,
dựng cột đá ở giữa hồ, làm toà sen của Phật Quan Âm trên cột như đã thấy
trong giấc mộng. Cho các nhà sư đi lượn vòng chung quanh, tụng kinh