cầu cho nhà vua sống lâu. Vì thế, gọi là chùa Diên Hựu...
Trên văn bia chùa Một Cột (Nhất Trụ Tự Bi) khắc ngày 15 tháng 6 năm
Cảnh Trị thứ 3 (1665) cho chúng ta biết chi tiết hơn về ngôi chùa dựng năm
1049 như sau: "Nước Việt ta xưa, trong thành Long Biên có một cái hồ
hình vuông. Năm đầu niên hiệu HàmThông đời nhà Đường, dựng một cột
đá ở giữa Hồ. Trên cột xây một toà lầu ngọc, trong đó đặt tượng Quan Âm
để thờ cúng... Khí đất nhìn chung thì rất anh linh, cầu gì được nấy. Đến
khi triều nhà Lý xây dựng kinh đô ở đây, cũng noi theo dấu cũ, ngày càng
sùng kính, cho nên càng thêm linh thiêng. Khi vua Lê Thánh Tông chưa có
Hoàng tử, cũng thường đến nơi đây để cầu nguyện. Một đêm, nằm mộng
thấy được Phật Quan Thế Âm mời lên trên lầu, ôm một đứa bé đặt vào
lòng. Tháng đó, Hoàng Hậu có mang Hoàng tử. Vua bèn sửa thêm ngôi
chùa Diên Hựu ở bên phải chùa Một Cột để mở rộng việc thờ cúng, làm
sáng tỏ việc tôn sùng.... Trải qua ba bốn triều đại, đều nối tiếp nhau dựa
trên cơ sở cũ sửa sang thêm và đều được hưởng phúc như cát sông Hằng...
(Văn bia Hà Nội - 1978 - trang 59).
Trên đây là những phong cách điêu khắc đức Quán Thế Âm Bồ Tát theo
chiều dài lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Cũng từ tư duy mỹ thuật từng thời
đại, đã thể hiện rõ nét hướng đi của nền mỹ thuật nói chung.