chơi trội hơn, lấy tranh của thầy dạy ra triển lãm lại đề tên mình. Chỉ cần
dúi cho thầy một ít bạc là xong. Anh thấy đấy, như vậy có còn gọi nghệ
thuật nữa không? Nhiều lúc bực mình cũng muốn đổi nghề... Anh có nhớ là
lúc xưa có một thời mình đã ao ước trở thành nhà buôn.
- Mấy ông thì bao giờ chẳng vậy. Đứng núi này trông núi nọ. Bà Phương
Trúc vừa cười vừa nói. Bà cảm thấy cái không khí trong phòng sao căng
thẳng quá - Như anh đấy, anh Thành, anh đã tiếng tăm lừng lẫy, học trò
đông đảo, công danh sự nghiệp tiền của đều đầy đủ, vậy mà không biết còn
than vãn nỗi gì?
- Chị không nhắc đến lũ học trò thì thôi, nhắc đến chỉ tổ tức thêm. Vương
Hiếu Thành vừa cười vừa nói: Chị biết không, tôi có một thằng học trò,
trước khi ra nước ngoài nó tìm đến học vẽ với tôi. Chỉ học có mấy ngày là
nghỉ. Vẽ thì nguệch ngoạc không ra gì cả. Mỗi tấm nó bán được năm trăm
mỹ kim gấp mấy lần giá bán tranh của mình. Chị thử tưởng tượng xem.
Như vậy có phải là làm nhục mình không? Vậy mà không hiểu sao có
người lại còn ca ngợi hắn.
ông Minh Viễn nói:
- Người nước ngoài làm sao hiểu được nghệ thuật Trung Quốc chứ?
- Chưa hẳn là như vậy. Vương Hiếu Thành nói. Tôi có một học sinh người
nước ngoài, hắn vẽ đẹp lại tinh thông cả lịch sử và thi ca của Trung Quốc.
Hắn có trình độ am hiểu về Trung Quốc hơn cả một số thanh niên của tạ
Những con người như vậy thật đáng để ta nể trọng.
Rồi ông Hiếu Thành đột nhiên ngưng lại, đắn đo một chút nói:
- Minh Viễn, mình có ý kiến thế này. Hay là cậu cầm bút vẽ thử lại xem?
ông Minh Viễn có vẻ do dự:
- Cái đó...
- Nói cậu biết điều này nhé. Ông Vương Hiếu Thành ngồi ngay ngắn lại nói
- Bây giờ trong tình trạng thị trường hội họa hỗn loạn, ai cùng có thể mở
phòng triển lãm tranh thì những người có căn bản hội họa chính quy như
cậu, tại sao không ra mặt? Cứ vùi đầu bên mớ công văn cạo giấy. Với trình
độ của cậu, tôi thấy phải làm một cái gì đó thôi. Cậu cũng phải mở phòng
triển lãm tranh. Hãy thử đi. Cậu gắng vẽ chừng sáu bảy mươi tranh thủy