Nàng lắc đầu tuyệt vọng. Hiểu Bạch lay vai nàng hỏi:
- Chị Ơi! Làm sao bây giờ ? Tối nay ăn cái gì đây?
Hiểu Đan chỉ đưa cặp mắt mệt mỏi nhìn em. Hắn lại tiếp:
- Cha mẹ đi đâu mất tiêu hết rồi, trong bếp chẳng còn cái khỉ khô gì ăn hết.
Bao tử em bắt đầu nổi loạn, chị có cách nào để kiếm đồ ăn không ?
Nàng vẫn lặng thinh.
- Chị có tiền không ? Hai đồng thôi, em ra ngoài hẻm mua hai khúc bánh
mì về ăn đỡ.
Nàng mở to mắt nhìn Hiểu Bạch:
- Hử ?
Hiểu Bạch dậm chân:
- Trời ơi, nói nãy giờ chị có nghe không ? Chị đang nghĩ gì vậy? Cũng cái
thằng phong ngứa phong ghẻ đó chớ gì ? Chị nghĩ làm gì cái thằng lưu
manh ấy cho mệt xác. Chị đừng gặp lại nó, đừng hẹn hò với nó nữa là
được. Có em ở nhà, nó sức mấy mà dám đến đây phá rối chị nữa mà sợ.
Hiểu Đan vẫn mở to mắt nhìn em. Những lời nói ấy nàng đã nghe rất rõ
nhưng chẳng thấm gì cái chỗ đang ngứa thật sự của nàng. - Không nghĩ,
không gặp, không còn hẹn chàng nữa, nếu tất cả những “không” ấy mà thực
hiện được thì còn gì để nói, để sầu, để khổ!
Hiểu Bạch lại tiếp tục khuyên chị bằng cái giọng mất nết:
- Thôi, thôi, đừng có chẩy nước mắt nữa. Khổ quá! Vấn đề bây giờ là phải
giải quyết bao tử cái đã. Chị có tiền không nói phứt đi?
- Hử ?
Hiểu Bạch phát cáu:
- Cái gì mà hử hoài vậy? Hỏi có tiền không mà cứ hử.
Hiểu Đan đã tỉnh táo, mò vào túi áo ngoài:
- Một cắc cũng không có.
Tiền của nàng cho bác phu xích lô hết rồi!
- Chết, làm sao bây giờ ? Cha mẹ mà không về thì có nước treo mỏ cho đến
sáng chịu sao nổi.
Hiểu Đan không thèm nói nữa. Nàng chẳng hề quan tâm đến chuyện ăn vì
trong bụng đã đầy ắp những buồn khổ rồi đâu còn thấy đói. Hiểu Bạch thì