lòng tôi bất giác cuồn cuộn nỗi buồn khó tả, tuy nhiên là một bác sĩ, sinh
lão bệnh tử là việc chứng kiến hàng ngày.
Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi thi vào nghiên cứu sinh khoa gây mê,
thầy Nhất Đao Thiết là chủ nhiệm bệnh viên Khang Lạc của thành phố, sau
đấy giới thiệu tôi qua bên ấy, cùng ông bên bàn mổ. Năm thứ năm đại học,
tôi và thấy đã phối hợp hết sức ăn ý, lần đầu tiên lên bàn mổ, ông làm ca
phẫu thuật van tim, tôi là trợ thủ, cô gái phẫu thuật ấy hai mươi mốt tuổi,
mới là sinh viên năm thứ nhất.
Trước khi gây mê, cô gái còn nói với bố mẹ, việc đầu tiên sau khi xuất
viện là ngồi đu quay, làm tất cả mọi người đều bật cười. Về vấn đề phẫu
thuật tim mà nói, cô bé đã hơi quá tuổi, trên bàn mổ không có gì đảm bảo
thành công tuyệt đối.
Đấy cũng là ca phẫu thuật đầu tiên của tôi, khi cuộc phẫu thuật diễn ra
được một tiếng hai mươi phút, nhịp tim của bệnh nhân dừng đột ngột,
huyết áp giảm mạnh. Thầy Nhất Đao Thiết vẫn bình tĩnh bảo truyền máu
vào làm tăng huyết áp và tiến hành cấp cứu. Khi đưa kẹp máu vào tôi
không hề sợ hãi, cũng không run. Tôi thậm chí nghĩ trước mắt tôi cũng là
một sinh mệnh, chẳng khác gì những chú chuột hay thỏ trong những cuộc
thí nghiệm trước kia, đều là sinh mệnh, đều đáng quý. Thầy Nhất Đao Thiết
nói tôi có tố chất bẩm sinh của một bác sĩ ngoại khoa: bình tĩnh, lý trí, phán
đoán chính xác, hơn nữa lại có trực giác thiên phú.
Tôi lo lắng nếu một ngày nào đó ông phạm sai lầm nói với người nhà
bệnh nhân về trực giác gì đó chắc chắn tôi sẽ bị truy sát cũng nên. Cũng
giống như trực giác mà tôi đang nói ở đây, ở đây rất nguy hiểm, có thể bị
những người đang phẫn nộ tuyệt vọng kia giết chết.
Tôi nhớ lại bức ảnh tập thể treo trong phòng họp, bất giác thở dài:
“Ông chủ, ông vẫn còn một cậu con trai đang học cấp 2 trên thành phố
đúng không, tôi nghĩ nếu ông chết ở đây thì cậu bé ấy biết làm thế nào?”