Vị Ương sinh đáp:
- Từ lâu đệ tử vốn tha thiết với đạo thiền, trước sau thế nào cũng quay về
với pháp môn. Có điều tam niệm của đệ tử một khi chưa thỏa, thì khó thoát
ly. Nay đệ tử tuổi còn nhỏ, trước khi quy y phải xong hai việc, hưởng thụ
xong vài năm kẻo uổng cả đời người, rồi sau đó sẽ xin xuống tóc quy y
cũng chưa muộn.
Hòa thuợng hỏi:
- Dám hỏi cư sĩ hai điều nguyện ấy thế nào? Phải chăng đó là công danh,
phú quý, trước là cho bõ công ăn học, sau là để vẹn nghĩa vua tôi hay
không?
Vị Ương sinh lắc lắc đầu:
- Thưa không, hai chữ công danh tuy nằm trong bổn phận của người đi học,
nhưng người hiểu được thì ít, mà kẻ không thỏa chí thì nhiều. Hồi trước
Lưu Bị cũng chưa từng thi đậu bao giờ, trong khi Lý Bạch là người đỗ đại
đăng khoa, thế nên có tài mà cũng cần có mệnh, thì đệ tử làm sao tự làm
chủ được mệnh? Ngay trong việc lập công danh sự nghiệp, cũng còn tùy số
trời. Trời không cho, người không chịu, thì cho có lòng trung như Nhạc Vũ
Mục, nghĩa khí như Quan Vân Trường cũng chịu thôi. Ðành nát lòng, bỏ
xác, chứ chắc gì giúp được cho nước nhà. Hai chữ lợi danh mà người ta coi
là quan trọng, đệ tử lại chẳng màng, nên nguyện ước của đệ tử không phải
là ở chỗ đó.
Hòa thượng hỏi:
- Thế thì cuối cùng, sở nguyện của cư sĩ là gì?
Vị Ương sinh đáp:
- Sở nguyện của đệ tử chính là điều mà tự sức đệ tử có thể làm, là điều mà
lòng đệ tử vẫn tin, tuyệt đối không phải là ảo tưởng, không là điều gì khó
nói cho lắm. Không dám nói dấu sư phụ, trí nhớ của đệ tử khi đọc sách, sự
giác ngộ của đệ tử khi nghe đạo, tài chấp bút của đệ tử khi viết văn, nhất
nhất hơn người. Mấy tay danh sĩ đời nay chẳng qua chỉ chắp nối, ráp đầu
này ghép đầu kia thế thôi, viết được vài ba thiên sách, in được một bộ thi
văn là đã lập văn đàn nọ, mở thi đàn kia, múa may quay cuồng một cõi, thật
chẳng qua chỉ toàn vay mượn. Theo đệ tử, muốn làm một danh sĩ chân