đứng dậy và ra đi. Cả ý nghĩ về những lời chỉ trích cả nỗi sợ trước nỗi cô
đơn đều không làm cô hoang mang. Marta rời khỏi đống lửa đã đã tàn, và
cô tìm hơi ấm cở nơi khác. Bởi với Marta, không có “tình yêu không đúng
lúc”. Chỉ có nấc, hành kinh, cái chết hay bà hàng xóm thì mới không đúng
lúc. Nhưng tình yêu thì không.
Thực sự là Marta chưa bao giờ tìm kiếm tình yêu ấy. Cô luôn luôn gặp, cho
dù có quá ít thời gian trong một ngày làm việc suốt hai mươi tiếng. Có thể
do cô chưa bao giờ chấp nhận chỉ là chiếc giường đối với đàn ông. Hiếm
khi cô nén được tiếng thờ dài và sự ngạc nhiên khi nghe kể: “anh ấy cứu rỗi
và làm thay đổi cả thể giới” bằng trí thông minh của mình, bằng tiền của
mình, bằng tiền của mình hay tài năng của mình. Bởi Marta hiếm khi có ít
tiền hơn, ít tài năng hơn, còn trí thông minh thì hầu như chưa bao giờ cô có
ít hơn.
Hơn thế, Marta muốn là cả thế giới đối với đàn ông, cái thế giới mà anh ta
muốn cứu rỗi. Cô chỉ vừa mới nói với tôi điều này. Một lần cô cùng với
Jurgen của mình bay từ Viên về, để giới thiệu với anh về Gdansk. Để, như
cô nói, “cuối cùng anh ấy hiểu được cái góc Ba Lan trong văn chương của
Grass, mà thiếu nó thì Gunter không bao giờ có thể đạt được cái giải Nobel
văn học thiếu khách quan của các anh, cái giải thực sự chỉ có tác giả của
các bộ bách khoa toàn thư là xứng đáng”.
Cô giới thiệu Gdansk cho anh ta trong hai ngày, đến thứ năm cô đề nghị
anh ta “cứ tự tổ chức lấy ngày nghỉ cuối tuần của mình”, vì bây giờ cô
muốn “ăn tối và ngủ lại với đứa bạn gái thân nhất, còn anh thì chỉ có thể
quấy rầy mà thôi”.
Cô đã nói thế!
Và đầu tiên cô gọi điện đến văn phòng Andrei, dặn anh đừng có gọi điện
đến Sopot cho chúng tôi, “vì chúng tôi có những ngày nghỉ theo kiểu đàn
bà”, sau đó gọi cho tôi.
Chúng tôi mặc đồ ngủ, cùng ngồi trên một chiếc giường trong Grand Hotel
ở Sopot, tích vào người hàng triệu calo từ kem, bánh táo và bánh gatô, tu
sâmbanh, nghe Grechuta và xem những cuốn album ảnh cũ, hết khóc vì