TÌNH SỬ ANGÉLIQUE TRỌN BỘ - Trang 20

những khám phá mới. Cô nghe thấy tiếng chuột gặm gỗ, tiếng cú và dơi vừa
đập cánh vừa rít lên the thé. Chó săn gừ gừ ở dưới sân, và một chú la cọ da
sồn sột vào chân tường. Và đôi khi, giữa những đêm lạnh tuyết rơi, vang lên
tiếng chó sói
hú trong những khu rừng sâu của vùng Môngtơlu lởn vởn đến gần lâu đài.
Hoặc giả, bắt đầu từ những đêm xuân đầu tiên trở đi, tiếng hát của đám
nông dân nhảy múa vui đùa dưới ánh trăng vọng tới lâu đài. Một mặt tường
thành lâu đài Môngtơlu quay về đầm lầy. Đây là phần cổ xưa nhất, được
xây dựng dưới thời ngài qúi tộc Riđuê Xăngxê, bạn chiến đấu của hiệp sĩ
Duy Guetxdanh hồi thế kỉ 12. Bức tường thành được xây kèm với hai ngọn
tháp đồ sộ nối với nhau bằng một lối đi lát gỗ trên bờ tường. Khi Angiêlic
leo lên tường thành cùng với anh Gôngtơrăng và em Đơni, cả ba thích
nghịch trò nhổ bọt qua các lỗ châu mai, mà đám lính thời xưa thường dùng
để phóng những xô dầu châm lửa cháy đùng đùng xuống đầu bọn xâm lược.
Tường thành được xây trên nền đá vôi, kế tiếp là vùng đầm lày trải rộng ra
xa. Thời xa xăm trước kia, đấy là một vũng biển nhỏ: sau này nước biển rút
đi, để lại chằng chịt sông ngòi, hồ ao, bây giờ ở đây lau sậy và dương liễu
mọc xanh tốt đã tạo thành một vương quốc của các loài lươn, trạch, ếch,
nhái. Ở vùng này người nông dân chỉ có thể dùng thuyền qua lại. Xóm làng
nhà tranh đã được dựng lên trên các hòn đảo nhỏ của vũng biển xưa kia.
Khu rừng gần nhất là rừng Niôn, thuộc quyền sở hữu
của nhà quí tộc Plexix. Người dân Môngtơlu thường để cho lợn của họ đến
bới rễ cây ở đây, vì thế Môlin tham lam_viên quản lý của hầu tước Plexix
luôn đâm đơn kiện cáo. Sống trong rừng này chỉ có mấy người thợ đẽo
guốc và thợ đốt than củi, cùng với mụ phù thuỷ già tên gọi Mêludin. Từ
trong rừng mụ thỉnh thoảng hiện ra, vào mùa đông, đến ngưỡng cửa lâu đài
xin sữa uống, đổi lấy những cây thuốc. Bắt chước mụ Angiêlic cũng đi nhặt
rễ cây và hoa lá, đem phơi khô hoặc xay nghiền, rồi nhét đầy các bị nhỏ cất
ở nơi bí mật, chỉ có một mình lão Guyôm biết. Bà cô Puynsêri dù có gọi
đến hàng giờ cũng không thấy cô ló mặt ra. Khi nghĩ đến Angiêlic, đôi lúc
bà Puynsêri phát khóc. Đối với bà, cô bé này không những chỉ rõ sự thất bại
của cái gọi là nền giáo dục cổ truyền, sự sa sút của dòng họ quí tộc này, mà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.