đây.
Angêlic liếc nhìn hầu tước Vinlơ Đavrây, vì theo ông ta nói thì Phrôngtơnắc
bị đức Vua triệu về với thái độ bực bội. Phải chăng ông ta đã nói dối nàng ?
Vinlơ Đavrây hiểu ý Angêlic và đáp lại bằng cách ngước mắt l ên trời với
vẻ sầu muộn.
Rồi quay sang, ông nói với Phrôngtơnắc như thầy thuốc nói với bệnh nhân.
- Tôi sẽ đi cùng với ông, chắc là sẽ thú vị!
- Ôi, ông cũng ở đây ư, hầu tước Vin-Avrê ? - Phrôngtơnắc nói với giọng
không vui - Phrôngtơnắc nói với giọng không vui - Ông trở về đây lúc này
không thích hợp chút nào. Kêbếc hiện không thể chống giữ nổi!
- Nhưng tôi hoàn toàn không có ý định đến đó.
Phrôngtơnắc tỏ ra rất vui mặc dù do chuyến đi này ông đành phải huỷ bỏ
chuyến đến thăm bộ lạc Irôcơ và nhận sự đón tiếp nồng hậu của họ để
chứng kiến tận mắt mối hằn thù giữa người Pháp và họ đã được giải toả.
Lưỡi búa chiến tranh đã được chôn chặt.
Phrôngtơnắc tính nhân dịp thời tiết mùa hè dễ chịu về Pari để thanh toán
dứt điểm những cuộc tranh chấp dính dáng đến ông.
Chính bà vợ ông, hiện sống
tại triều đình đã "đánh tiếng" cho ông. Chuyên gia đình, ông nghĩ chỉ nên
tâm sự với Angêlic.
- Tuy hai vợ chồng tôi xung khắc nhưng bà ấy ở trong triều là điều may cho
tôi. Bà ấy không ngần ngại điều gì nếu như để bảo vệ quyền lợi của Canađa.
Mỗi lần có chuyện bà ấy đều báo tôi biết tỷ mỷ. Riêng lần này bà ấy bảo,
chưa rõ nỗi hiểm nguy là từ phía nào. Tiểu thư Môngpăngxiê vốn là bạn
thân chí thiết của vợ tôi, đồng thời như bà biết đấy, là người khôn khéo bậc
nhất trong triều, vậy mà chịu bó tay. Tôi đành phải đích thân về thôi. Phải
chăng họ ghen với tôi và tôi đã khai thác hơi quá mối quan hệ họ hàng với
đức Vua. Cha tôi ngày xưa rất thân thiết với đức tiên đế Lui 13, cho nên tôi
quen nhìn Hoàng thượng là anh em họ và nhiều khi quá suồng sã với
Người. Tình hình Kêbếc ngày càng tồi tệ và nguyên nhân nằm bên chính
quốc.