- Mẹ em mới xuất viện đó chị nhưng bác sĩ vẫn còn yêu cầu đưa mẹ em vào
bệnh viện tái khám cho nên gia đình em phải thay phiên nhau chăm sóc mẹ
em hàng ngày.
- Bác trai đâu?
- Bố của em đang nằm nghỉ trong phòng, chị khỏi cần chào.
- Em về một mình?
- Không, em về với cả gia đình nhưng vì thấy tình trạng sức khỏe của mẹ
em cùng kiệt quá nên xin ông xã ở lại đây để chăm sóc mẹ em.
- Để ông xã và các cháu ở khách sạn không sợ sao?
- Sợ gì ạ?
Bà Quyên kéo chiếc ghế cạnh giường bà cụ Đức vừa ngồi vừa nói nhỏ:
- Mấy ông Việt Kiều về đây thường bị các cô “bắt cóc” lắm đó! Coi chừng!
- Ông xã và hai cháu lớn của em đang ở nhà em gái của ảnh chứ đâu có ở
khách sạn. Hơn nữa, xưa nay ảnh rất đàng hoàng, nếu có gì thì đã có ở Mỹ
rồi không cần phải chờ về đây cho nên em không cần phải sợ gì cả.
Bà Quyên cười:
- Chị chỉ nói đùa vậy thôi chứ người chồng nào có thể bỏ người đàn bà đẹp
và giỏi như em. Em không thấy già chút nào, trẻ và đẹp như xưa, nhưng mà
không giống Việt Kiều thôi!
- Thế nào mới làViệt Kiều hả chị?
- Mấy cô Việt kiều thường có tóc nhuộm, mặt tô điểm xanh đỏ, và nhai kẹo
cao su luôn miệng chứ không như em đây.
Bà Kim Cúc đứng dậy, vẫy tay ra hiệu cho bà Quyên:
- Ra ngoài hiên gác với em để hiểu vì sao em khác với những người Việt
Kiều mà chị vừa nói và vì sao em thích ở trong căn nhà cũ như vầy!
Bà Quyên đứng dậy đi theo bà Kim Cúc đến tựa lan can của hiên gác
rồi cùng nhìn xuống đường. Bà nói nhỏ:
- Chị hiểu em muốn nói gì! Chúng ta đã mất đi một thời dễ thương bên
nhau, một thời gian đẹp nhất trong cuộc đời.
Im lặng trong giây lát, bà Quyên nói tiếp với giọng xa vắng như đang bị
xúc động trong khi tường thuật một cuốn phim đầy cảm động:
- Em có còn nhớ mỗi buổi chiều chủ nhật cũng ở chỗ này chị thường đứng