Thay cho câu trả lời, bà Quyên hát nho nhỏ theo tiếng nhạc: “Như mưa
ngày nào thấm ướt vai em, như mưa ngày nào khuất lấp sao đêm, thương
em ngày nào khóc ướt vai mềm. Thương nhau thật nhiều biết mấy tin yêu,
cho nhau trọn tình dẫu có điêu linh, xa nhau trọn đời vẫn nhớ thương nhau,
thương nhau, thương nhau, thương nhau ...”
Thở dài trong tiếng hát còn rơi rớt trong không gian, bà Quyên nói:
- Bây giờ “chế độ” có cho chúng ta nghe lại nhạc xưa thì tóc của chúng ta
cũng đã bạc màu! Mới đó mà chúng ta đã trải qua hơn nửa đời người! Mất
mát một thời gian đẹp của nửa đời người, có đáng buồn không?
Bà Kim Cúc ngẩn ngơ:
- Không hiểu sao “ngày xưa” chị cứ thường hát cho em nghe ghê đi! “ Hồi
đó” chị thân với em với hơn chị Bạch Mai nữa đó!
- Bởi vì tuy học chung với Bạch Mai trong trường trung học Gia Long,
nhưng cùng đi học chung với em ở đại học M. Đ nhiều nên chị gần gũi em
hơn Bạch Mai là vậy. Mà lúc đó chị với em thân nhau thật! Cái gì riêng tư
thầm kín chị em mình kể cho nhau nghe chứ không hề với Bạch Mai. Đó
là hai mươi lăm năm về trước, còn bây giờ em có còn muốn tâm sự với chị
nữa không? Em sống ở Mỹ ra sao? Hạnh phúc tràn trề khi được sinh sống
ở thiên đàng tự do chứ?
- Tất nhiên là sau cuộc mạo hiểm tìm tự do em đã được đền bù và được làm
việc ổn định trong xứ sở vừa có tự do vừa có luật lệ hẳn hoi, tuy nhiên
không phải như vậy là không còn lo lắng. Trước 1975, Việt Nam Cộng Hòa
mình cũng tự do vậy! Cũng vì quá tự do nên mình mới bị mất nước. Bởi
vậy mà dù được sống ở xứ tự do nhất toàn cầu, em vẫn thường có những
cơn ác mộng về cảnh trốn chui trốn nhủi lén lút ven bìển. Trong những cơn
ác mộng như thế, em không xác định mình đang trốn ra khỏi Việt Nam hay
ra khỏi Mỹ.
Bà Quyên cười với ánh mắt nhạo báng:
- Nhưng em đang về thăm lại Việt Nam đây mà?
- Vì bố mẹ em thôi. Mẹ em khăng khăng đòi về Việt Nam chữa bệnh và
không chịu trở lại Mỹ nên em phải liều về nhân tiện đưa mấy cháu về thăm
quê luôn! Thực ra là vì thấy nhiều người Việt bên ấy đi đi về về không bị