- Thường như vậy, - ông Tru-na-đix đáp rồi oang oang tuôn ra một
tràng dài nghe đến sợ.
Cứ theo lời ông, sự nghèo khổ hình là một con gà mái đen khủng
khiếp, mắt dữ, mỏ quặp, cánh rộng như quả đất và luôn ấp những con gà
con đáng sợ. Ông Tru-na-đix biết hết tên lũ gà con ấy: đó là gà-con-trộm-
cắp chuyên cướp giật và cạy tủ sắt, gà-con-say-bét-nhè luôn bắt dâng rượu
khai vị rồi sau đó đổ nhoài xuống suối; gà-con-tội-ác lăm lăm súng ngắn
hay dao găm, gà-con-cách-mạng, chắc chắn là con tệ hại nhất trong đàn...
Hiển nhiên tất cả lũ gà con ấy trước sau đều chết rũ trong tù.
- Cậu Tix-tu, câu không nghe tôi nói! - Ông Tru-na-đix hét lên -
Trước hết, đừng chạm tay vào những thứ dơ bẩn này! Cái gì cũng sờ cũng
mó nghĩa là làm sao? Cậu hãy đi găng vào!
- Cháu quên mất găng rồi ạ. - Tix-tu đáp.
- Trở lại bài học! Phải làm gì để chống nghèo khổ và những hậu quả
tai hại của nó? Hãy suy nghĩ một lát xem. Cần phải có ... tr... â...ật...
tr...â...ật...
- Dạ vâng. - Tix-tu thốt lên - Có lẽ cần phải có bạc vàng!
- Không, phải có trật tự.
Tix-tu lặng đi giây lát. Em tỏ vẻ chưa tin. Suy nghĩ rồi, em nói:
- Thưa ông Tru-na-đix, ông có chắc là trật tự tồn tại không? Còn
cháu thì cháu không tin.
Tai ông Tru-na-đix đỏ tía lên, nom không còn là tai nữa mà như hai
quả cà chua chín. Tix-tu nói tiếp, giọng rất tự tin:
- Bởi vì nếu có trật tự, đã không có nghèo khổ.
Lời nhận xét hôm đó đối với Tix-tu chẳng hay ho gì. Ông Tru-na-đix
viết trong quyển sổ: “Cậu bé lơ đãng và hay lý sự. Những tình cảm cao
thượng đã tước đi của cậu cảm giác về thực tế”.
Nhưng hôm sau... Các bạn đoán được đấy. Hôm sau, các báo ở Mi-
rơ-poan loan tin rằng bìm bìm nở rộ khắp nơi. Lời khuyên của bác Râu-
mép-dài được tuân theo chặt chẽ.
Những vòm cung màu xanh da trời bao lấy những mái lều xấu xí,
phong lữ thảo mọc rậm rì hai bên các con đường trong vùng trũng bao