hai làn nước, một bên là sông Hậu Giang, một bên là một cái hồ rộng và dài, y
như đường Cổ Ngư ngăn đôi Hồ Tây và hồ Trúc Bạch ở Hà Nội.
Chúng tôi thơ thẩn ngắm làng xóm nhuộm ánh vàng ở bên sông, những
chiếc thuyền lững lờ trên dòng nước và bàn về những sách Việt ngữ xuất bản
gần đây. Câu chuyện đã gần đến lúc rời rạc thì anh N hỏi tôi:
- Lúc này anh viết cuốn gì?
Tôi đáp:
- Tôi sắp viết một cuốn để áp dụng phương pháp của Taylor vào công việc
nội trợ.
Suy nghĩ một chút anh nói:
- Phương pháp ấy dùng trong xí nghiệp thì rất hiệu quả, nhưng áp dụng
vào việc nhà, tôi e không có lợi mấy. Tại việc nhà lặt vặt quá, thường quá
và phụ nữ biết rõ cách làm hơn chúng ta nhiều.
- Vậy anh không nhớ câu chuyện xây tường của Gilbreth sao? Công việc
xây tường cũng lặt vặt và đã có từ 4 - 5 ngàn năm nay. Cổ nhân đã góp
nhặt biết bao kinh nghiệm. Vậy mà Gilbreth, một viên kỹ sư chưa hề cầm
viên gạch lần nào, vẫn tìm cách cải thiện được phương pháp, rút 18 cử
động lại còn 5, rút số thời giờ làm việc từ 3 xuống 1; trước kia người thợ
chỉ xây được 120 viên mỗi ngày thì nay xây được 350 viên.
Trong cuốn “Tổ chức công việc theo khoa học”, tôi đã để ra một trang nói
qua về phương pháp trị gia của Gilbreth. Phương pháp ấy là phương pháp của
Taylor chứ gì?
- Phải, tôi nhớ anh có kể ông ta đi đâu về, muốn kêu các con ông lại thì
huýt còi rồi cầm đồng hồ xem trong bao nhiêu giây chúng đã tụ họp đủ
chung quanh ông chưa. Tôi thấy lối đó lố bịch lắm, chỉ làm trò cười cho
thiên hạ thôi.
- ,Lối đó có lẽ cũng lố bịch thật, nhưng chính nhờ nó mà ông đỡ mất thời
giờ. Anh mới có 3 cháu, mỗi lần muốn kêu chúng lại phát bánh kẹo, hoặc
dặn bảo điều chi, anh phải đợi chúng bao lâu? Rồi anh thử tưởng tượng
trong một gia đình 11, 12 đứa con, đứa chơi tại sân trước, đứa ở sân sau,
đứa trong bếp, đứa trên lầu, có đứa lại ở bên hàng xóm, nếu không dùng