Nhưng tớ nói thật nhé, nhờ người khác đọc truyện tranh thì chẳng thú
vị chút nào vì mình không theo dõi được tranh, chán lắm. Nhưng khi
biết đọc rồi, tớ được tự mình phiêu lưu trong thế giới của các nhân
vật. Chỗ nào thấy hay, tớ có thể gấp sách lại để tưởng tượng. Câu
chuyện dài đầu tiên mà tớ tự đọc là Tottochan – Cô bé bên cửa sổ.
Các ấy đã đọc truyện này chưa? Nếu chưa thì các ấy nên tìm đọc đi –
hay cực. Tớ yêu cái lớp học trên toa tàu, yêu thầy hiệu trưởng trong
truyện đến nỗi luôn mơ là mình cũng sẽ đi học trên một con tàu như
thế. Mà từ khi đọc truyện này, tớ trở nên ăn uống khoa học hơn – mẹ
tớ bảo thế, vì trước đây tớ không thích ăn rau và cá, chỉ thích ăn thịt
thôi, nhưng bây giờ thì tớ đã ăn để cho một bữa ăn có cả “thức ăn
của biển” (cá) và “thức ăn của đất” (rau, đậu...) như ở trường học toa
tàu. Mà các ấy biết không, người lớn không thích chúng mình đọc
truyện tranh nhiều đâu. Mẹ tớ còn gọi những quyển truyện tranh là
“con sâu đục phá tâm hồn” – nghe ghê thế! Mẹ thích tớ đọc truyện cổ
tích, truyện khoa học... Nhưng dù sao thì thỉnh thoảng đọc truyện
tranh chắc cũng không đến nỗi bị đục phá gì đâu (mong là mẹ không
đọc chỗ này).
Sau khi đã biết đọc, mẹ cũng dạy tớ làm toán. Ban đầu, nếu cứ để
những con số là tớ chịu, không biết cộng trừ làm sao. Cho nên, mẹ tớ
toàn phải lấy những ví dụ “rất hấp dẫn” như 3 cái kẹo này, 6 cái bánh
hambuger này, thậm chí cả 10 đĩa mì Ý nữa chứ (vì tớ rất khoái món
này), cứ thế tớ cộng trừ ngon ơ. Đến đây tớ chợt nhớ một câu chuyện
vui: Cô giáo hỏi bạn Tèo: “Nếu cô cho con 6 cái kẹo, con cho bạn Tí 3
cái thì con sẽ còn mấy cái kẹo?” Ngẫm nghĩ một lúc, bạn Tèo trả lời:
“Thưa cô, con không còn cái nào ạ vì sau khi cho xong thì con cũng
ăn hết luôn ạ.” Các ấy thấy buồn cười không? Cho nên đừng tưởng
tượng quá mức khi mẹ cho các ví dụ là những món ăn nhé! Tớ cũng