TÔI BỊ BỐ BẮT CÓC - Trang 10

ngữ không nói ra/không thể nói ra” thì những từ ngữ nói thành lời sẽ
được dựng lên nhàm chán và dẫn câu chuyện đến cái kết “hòa giải”
rồi.

Tác giả Mitsuyo Kakuta đã dễ dàng tránh được cái mùi “hòa hợp”

đó. Liệu Haru và bố có thể nói trôi chảy “những “từ ngữ không thể
nói ra” không?– chính xác đây là điểm đáng đọc ở nửa cuối quyển
sách, đoạn hội thoại giữa hai ngườiở cuối hành trình sao mà lúng
túng, ngập ngừng nhưng vì vậy khiến người ta nhói lòng. Và truyện
hấp dẫn nhất chính là vì không kết thúc ở đó.

Người bố–chủ thể khó hiểu, mơ hồ–thì sao nhỉ? Tuổi tác, nghề

nghiệp không rõ ràng, lý do không còn ở nhà cũng không được giải
thích, cả những khoảnh khắc Haru nhìn được sự nghiêm túc trong
một ông bố không căn tính, vụng về cũng chẳng hề có trong
truyện. Chúng ta thậm chí có thể nghĩ người bố không có được cả
“những từ ngữ không thể nói ra”; hay là từ đầu chí cuối, độc giả
không được biết đến cả mục đích bắt cóc, chẳng có chỗ nào để
nắm bắt.

Người bố không có chút thông tin nhưng lại kỳ bí, hấp dẫn–

chính vì vậy mà những “từ ngữ nói ra thành lời” một cách khó nhọc,
nói cách khác–những từ ngữ trôi trên bề mặt câu chuyện, lại không
đóng được vai trò dẫn dụ “những từ ngữ không nói thành lời/không
thể nói thành lời” được.

Tác giả Mitsuyo Kakuta vừa yêu quý sự lúng túng, vụng về của

“người” và “người” khi không thể nói ra những điều quan trọng với
nhau, vừa trút tình thương vào cả những từ ngữ đã nói ra vô tội vạ.
Tác giả chỉ cho chúng ta thấy trong sự gắn kết giữa “người” và
“người”, thật ra không thể thiếu đi sự trao đổi từ ngữ nhỏ bé, tinh tế
như vậy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.