được là tôi cứ thế mở, đóng và kiểm tra bên trong.’
Hay là đoạn chuyến đi còn chưa bắt đầu:
‘Tôi rất thích quyển thực đơn có bao nhiêu là hình các món ăn
của nhà hàng. Nói sao nhỉ, nó khiến tôi có cảm giác mọi chuyện sẽ
suôn sẻ. Cảm giác những gì đáng sợ hay những gì tôi đang lo nghĩ sẽ
bị hút vào bóng của những món ăn đó và biến mất.’
Tác giả chỉ dùng những từ ngữ đơn giản, cũng không dài dòng. Câu
văn nhẹ nhàng, từ tốn, tuy không lên gân lên cốt nhưng rõ ràng có
sức mạnh khiến người ta không thay đổi được câu chữ nào. Với tư
cách người đọc, tôi bị tác giả Mitsuyo Kakuta lôi cuốn toàn diện,
đồng thời ngưỡng mộ với tư cách người trong nghề. (Chưa kể,
những chi tiết tuyệt đẹp về quyển thực đơn nhà hàng lại xuất hiện
ở
cuối truyện với một hình dạng khác … À, độc giả phải đọc mới
thấy thú vị.)
Nếu cứ viết thêm những lời bình như thế này thì sẽ nghe đâu
đó giọng chê bai “ông già lắm chuyện”. Chắc chắn là của những
độc giả trẻ tuổi yêu cuốn sách này hơn ai hết.
Nếu đao to búa lớn thì cuốn sách thuộc thể loại “văn học thiếu
nhi”, câu chuyện độc thoại của một mình cô bé Haru nên có bị mắng
“mấy ông già không có tư cách dựa dẫm Haru” thì cũng đáng tội
thôi.
Thế nhưng có đúng tác phẩm này thật sự chỉ là “của các cô gái” và
truyện khép lại dựa trên đặc trưng về “tính con gái” không?
Tôi cho rằng không phải như vậy.
Chuyến đi bắt đầu được ít lâu rồi mới rõ Haru là một học sinh
lớp năm tiểu học. Nhưng tuổi tác, cấp lớp đó không hề được nhấn