‘Lâu lắm rồi mới gặp được một người không xem tôi là con nít
nên tôi đâm bối rối, cứ đơ người như rô-bốt và chỉ biết cúi đầu,
thậm chí còn không biết đường giới thiệu tên mình.’
‘Trong lúc tôi còn đang cố tìm từ gì đó để trả lời chú, “dạ” cũng
được, “hẹn gặp lại” cũng hay, dù chỉ một từ thôi vậy mà tiếng loa từ
sân ga vang lên “Xe điện chuẩn bị vào đường ray số hai. Xin hãy
lùi xuống dưới vạch trắng!” – giọng người phụ nữ trên loa nhắc
đi nhắc lại ồn ào đến mức nuốt trọn những từ ngữ đã chạy tới
đầu lưỡi trong miệng tôi.’
Mặt khác, người bố đã chào tạm biệt chú Kanbayashi rồi thì lại
‘tiếp tục nói như thể đầu-óc-đang-có-vấn-đề’.
‘Không phải vì vui vẻ , phấn chấn mà bố “phát thanh”, thật ra
là bố đang lúng túng. Bố lúng túng vì không hiểu nguyên nhân
nào khiến tôi cau có, không chịu mở miệng.’
Chắc hắn sẽ có lúc bạn phải thốt lên “A! Đúng rồi!”, “Chí lý!”,
“Hiểu, hiểu!” trước sự im lặng của Haru hay sự liến thoắng của
người bố. Tính hấp dẫn của “Kidnap tour – Tôi “bị” bố bắt cóc”,
trước tiên là lấy bối cảnh một vụ bắt cóc không thường xảy ra
nhưng lại vẽ được một cách tươi mới, cụ thể những lúng túng, vụng
về trong đời sống thường nhật của con người thông qua lời nói của
một cô bé.
Ngay cả những chỗ không liên quan nhiều đến cốt truyện, con
mắt tinh tường của Mitsuyo Kakuta cũng chạm ánh nhìn đến đó.
Nếu phải đưa ra ví dụ tôi sẽ chọn chi tiết khiến mình phải thốt
lên “Hiểu! Hiểu cảm giác này lắm!” Đó là cảnh hai bố con trọ ở một
quán trọ ven biển – khúc dạo đầu của chuyến đi:
‘Rỗi việc nên tôi hết kéo rèm cửa lại mở tủ lạnh, hay lục cái tủ
đựng đồ dùng đã rệu rã, nghĩa là trong phòng có cái gì mở, đóng