“Công việc là một hành trình
chứ không phải đích đến.”
— Elbert Hubbard
Phát triển sự tinh thông thông qua thực hành có chủ đích
— Tony Schwartz
Đó là một nghiên cứu nhỏ – chỉ với 30 đối tượng, có thể không đủ để mang
tính thống kê – nhưng nó chứa đựng một nguồn thông tin rất phong phú về
việc theo đuổi sự thành thục và những thành phần làm nên hiệu suất tuyệt
vời.
K. Anders Erisson, chuyên gia hàng đầu thế giới về hiệu suất, đã tiến hành
một nghiên cứu đối với 30 nghệ sỹ violon trẻ đăng ký vào Học viện Âm
nhạc Tây Berlin, một trong những nhạc viện có yêu cầu đầu vào gắt gao nhất
thế giới. Mục đích của Ericsson là tìm hiểu, ở cấp độ chi tiết nhất, không chỉ
về điểm chung của các nghệ sĩ tài năng này, mà cả ở điểm khác biệt giữa họ.
Tóm lại, những thực tế nào giúp họ đạt đến cấp độ cao nhất về sự xuất sắc?
Phát hiện chính của Ericsson hiện có vẻ quá xa xôi: cụ thể là cần 10.000 giờ
dành cho thứ mà ông gọi là “thực hành có chủ đích” để đạt được sự thành
thục thật sự ở bất cứ kỹ năng và khả năng nào. Nó cho thấy gần như bất cứ ai
cũng có thể đạt đến sự xuất sắc trong gần như mọi thứ, nếu có đủ kiên trì và
phản hồi về chuyên môn trong suốt quá trình. Khám phá này là nguyên lý cốt
lõi của cuốn sách bán chạy Outliers (Những kẻ xuất chúng) của Malcolm
Gladwell và nó cũng được trích dẫn trong hàng tá cuốn sách và bài báo khác,
nhưng thực sự đó là một phần nhỏ trong những gì mà nghiên cứu này tiết lộ.
Không thể phủ nhận, thực hành là điểm cốt lõi của sự tinh thông. Trong
nghiên cứu của Ericsson, ông chia các nghệ sỹ violon thành 3 nhóm dựa theo
mức độ kỹ năng của họ theo đánh giá của các giáo viên. Nhóm có khả năng
thấp nhất tập luyện không quá 90 phút mỗi ngày. Hai nhóm còn lại tập luyện
trung bình khoảng 4 tiếng mỗi ngày, mỗi đợt không quá 90 phút và sau đó họ
được nghỉ giải lao. Điểm khác biệt đáng chú ý nhất trong quá trình luyện tập
của hai nhóm là nhóm đứng đầu bắt đầu chơi violon từ khi còn rất nhỏ và vì