tiếp cận có trình tự đối với việc tập luyện giúp bảo tồn nguồn năng lượng
hữu hạn và quý giá của chúng ta.
Bài học thứ hai về sự tinh thông từ những nghệ sỹ violon của Ericsson cho
thấy cách tốt nhất để tập luyện là chạy nước rút trong thời gian giới hạn thay
vì trong lượng thời gian vô hạn. Sẽ bớt nặng nề hơn trong việc huy động sự
chú tâm vào những nhiệm vụ mà bạn đã rõ sẽ phải xuất phát từ đâu và kết
thúc khi nào. Khả năng tập trung chuyên tâm vào một mục đích duy nhất là
trọng tâm của việc làm chủ hoặc tinh thông bất cứ thách thức nào. Những
khoảng thời gian hạn chế cũng khiến việc tránh được những phiền nhiễu như
e-mail và mạng xã hội cũng trở nên dễ dàng hơn.
Bài học thứ ba có lẽ phản trực giác nhất. Đó là tầm quan trọng của sự phục
hồi. Rất nhiều người trong số chúng ta lo sợ rằng việc dành thời gian để nghỉ
ngơi và tái tạo năng lượng sẽ được coi là lười biếng. Nhiều hơn, lớn hơn,
nhanh hơn, lâu hơn vẫn là tâm lý chiếm ưu thế trong phần lớn văn hóa các
doanh nghiệp. Thực tế, nghỉ ngơi là một phần quan trọng trong quá trình đạt
được những thành tích xuất sắc theo thời gian.
Tầm nhìn sâu sắc này dẫn đến một điều thậm chí còn đáng ngạc nhiên hơn.
Khi Ericsson đề nghị các đối tượng trong nghiên cứu của ông đặt tên cho yếu
tố quan trọng thứ hai trong quá trình cải thiện kỹ năng như một nghệ sỹ
violon, câu trả lời chiếm đa số đó là ngủ đủ giấc. Cả hai nhóm đứng đầu ngủ
trung bình 8,5/24 tiếng – bao gồm cả 20-30 phút chợp mắt vào buổi trưa.
Nhóm có kỹ năng kém hơn chỉ ngủ 7,8 tiếng mỗi tối. Ngược lại, trung bình
một người Mỹ ngủ từ 6-6,5 tiếng một đêm. Ngủ không chỉ giúp phục hồi mà
còn cho phép não bộ củng cố và duy trì quá trình học hỏi vào ban ngày hiệu
quả hơn. Những nghệ sỹ violon hàng đầu nhận ra được điều này bằng trực
giác và ngủ đủ giấc.
Tạo ra quy trình cá nhân cho việc luyện tập kỹ lưỡng
Tôi biết phương pháp tiếp cận này hiệu quả, không chỉ bởi tôi đã hướng dẫn
cho hàng ngàn người về nó trong 10 năm qua và quan sát kết quả, mà còn
bởi đó là cách tôi đã từng học hỏi để làm việc hiệu quả hơn trong các dự án
của mình.
Trong nhiều năm, tôi đã viết sách bằng cách ngồi trước bàn vào mỗi buổi
sáng và ngồi lì ở đó cả ngày mà không có thời gian nghỉ ngơi cụ thể nào. Tôi
luôn bị phân tán, không thể tập trung và thường kết thúc ngày làm việc trong
sự kiệt sức cả về thể xác lẫn tinh thần cũng như cảm thấy thất vọng với kết