30
M
ia Krüger ngồi gần cửa sổ tiệm Kaffebrenneriet ở Storgata uống cốc
cortado thứ hai trong ngày. Cô đã ăn một chiếc bánh ngọt, uống hết cốc
nước cam - cô đang bị đầy bụng, nhưng cảm thấy cơ thể đang bắt đầu phục
hồi, chậm mà chắc, sau buổi uống quá đà tối hôm trước với Susanne. Bình
thường cô không bao giờ đọc báo, nhưng hôm nay không hiểu sao cô lại
làm thế, mặc dù cô thấy những trang đầu nhạt nhẽo. “Những đứa trẻ bị giết
trong rừng”, hình như các báo quyết định giật tít như vậy, Mia rất ghét báo
chí chạy tít kiểu đó, sáng tác tên gọi và nêu những điểm đặc trưng của các
vụ điều tra giết người, tìm kiếm người mất tích, bạo loạn dân sự, chiến
tranh hoặc bất kể hình thức bi kịch nào. Chả lẽ họ không hiểu tác động của
chúng thế nào đối với người đọc? Họ không nghĩ họ đang thổi bùng nỗi sợ
của dân chúng, làm họ hoang mang? Bọn này xéo đi cho khuất mắt! Tại sao
không có luật nào chống lại việc đó? Không có trừng phạt? Và tồi tệ hơn,
những kẻ ngu ngốc này không biết rằng họ đang cung cấp cho tội phạm
đúng thứ mà chúng muốn là được báo chí đưa tin hay sao? Họ không biết
điều đó? Không biết chính sự chú ý này là thứ bọn tội phạm đang tìm kiếm
hay sao? Chỉ cần thêm một vài dòng ở cột nào đó trên tất cả các báo.
“Những đứa trẻ trong rừng.” Đôi khi cô nghĩ không biết cánh phóng viên
đào đâu ra mấy thứ từ ngữ đó. Các cuộc phỏng vấn láng giềng, bạn bè và
các cô bảo mẫu ở lớp mẫu giáo. “Cảnh sát chưa lần ra manh mối.” Cô tự
hỏi bằng cách nào giới truyền thông biết việc đó. Ảnh của Pauline trên bãi
biển và trong tiệc sinh nhật với gia đình. Hình Johanne đang trượt băng
hoặc trong bể bơi với ông nó. Mia lắc đầu, nhưng vẫn cắm cúi đọc. “Chưa
tìm ra nghi phạm.” “Cả nước để tang.” Những bức ảnh chụp các buổi tang