TÔI ĐÚNG, BẠN SAI - GIỜ THÌ SAO? - Trang 112

“Nó vô lễ thế nào?”

“Ồ, thì ông - ý tôi là Amanda - không nói rằng tôi ngớ ngẩn, chỉ là giờ đi
ngủ của con bé... nên không, tôi đoán nó không định nói tôi ngớ ngẩn,
nhưng tôi có cảm giác thế.”

“Tất nhiên là giờ đi ngủ của con bé rất hợp lý và không ngớ ngẩn. Nhưng
mục đích của việc tập luyện của chúng ta là giúp cô học được cách không
tranh cãi dựa trên quan điểm của cô khi đang sử dụng lắng nghe có cân
nhắc.” Roberta hiểu vấn đề và chúng tôi thử tập lại lần nữa, và lần này, cô
đã có thể kiểm chứng những gì cô đã bỏ sót trước đó.

Cãi lại

Sau đó tôi chỉ ra một điểm khác, có vẻ mờ nhạt hơn nhưng cũng là một lỗi
phổ biến không kém mà cô mắc phải. Khi kiểm chứng, Roberta nói: “Con
thấy mười một giờ đêm là khoảng thời gian duy nhất bọn con nói chuyện
được với nhau...” Trong ngữ cảnh này, từ “thấy” giống như là vạch một
đường thẳng trên cát. Đó là cách vô tình cãi lại ai đó. Nó giống như là ta đã
nói: “Hãy nói cho rõ ràng. Đây là điều con tin, chứ không phải mẹ, và có lẽ
cũng chẳng phải ai khác.” Những câu phổ biến khác để nói thường hay
được dùng là “Mẹ không đồng ý” bao gồm “con tin”, “con thấy là,” và “con
nghĩ.” Vậy vấn đề là gì? Tại sao phải rất cảnh giác để không dùng những
câu này? Nó không giống như khi bạn nói câu: “Mẹ biết con tin rằng đấy là
thời gian duy nhất con có thể nói chuyện với bạn bè, nhưng phải nói rõ ràng
rằng mẹ không tin thế.”

Hay có giống?

Hãy nhìn phản ứng của Amanda: “Đó không phải điều con nói! Mẹ không
chịu nghe gì cả!”

Đứng từ cách nhìn của Amanda - góc nhìn duy nhất đáng kể khi sử dụng
lắng nghe có cân nhắc - sau mười một giờ là khoảng thời gian duy nhất cô

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.