tát cô bé. Trước đây cô chưa từng tát con bé và cái nhìn giận dữ của
Amanda như thể cô bé bị phản bội chỉ được đáp lại bằng sự im lặng nặng
nề. Vậy nên tôi giúp Roberta một vài công cụ để có thể nói chuyện lại với
cô bé. Làm thế nào để Amanda nói chuyện được về ngõ cụt này sẽ không
liên quan ở đây - đó là một đơn thuốc vô cùng thông thường mà tôi sẽ tặng
cho các bạn ở chương 15. Còn bây giờ, chúng ta hãy xem liệu cô có thể
tránh được ba lỗi phổ biến kia không.
Sau khi Amanda lại một lần nữa nói với mẹ rằng giờ đi ngủ của cô bé thật
là ngớ ngẩn và đáng xấu hổ, Roberta bắt đầu bằng câu: “Để xem mẹ có hiểu
đúng không.” Tôi rất thích và khuyến khích các bạn ướm lời và kết thúc
việc kiểm chứng với một câu như vậy, vì nó giúp bạn sử dụng lời nói của
riêng người kia mà không dính dáng những đánh giá kiểu như “con tin,”
“con thấy,” hay “con nghĩ.” Một số cách nói khác mà tôi cũng thích là, “Tôi
muốn biết mình hiểu có đúng không,” “Nói xem tôi nghe có đúng không,”
“Những gì tôi nghe được là,”... và tương tự. Đây là những gì Roberta nói
tiếp theo: “Con đi ngủ lúc mười một giờ là ngớ ngẩn vì đó là giờ duy nhất
con có thể nói chuyện với bạn bè. Nó đáng xấu hổ vì không có bạn nào của
con đi ngủ giờ đó. Đúng vậy không?”
Roberta rất ngạc nhiên (còn tôi thì không) khi cô nhận ra Amanda không
phản ứng một cách giận dữ với những câu này và thực tế còn có vẻ tin
tưởng vào những gì mẹ cô bé vừa nói. Lắng nghe có cân nhắc giúp một
người đang giận dữ và đầy phòng thủ hạ nhiệt nhanh chóng như thế.
Nhờ việc này, Roberta có thể thân thiết với Amanda bằng cách cảm thông
với cô bé về chuyện giờ đi ngủ “ngớ ngẩn” và “đáng xấu hổ” với những câu
như: “Nếu là mẹ thì mẹ cũng xấu hổ và thất vọng.” Dù ngoài mặt, câu bình
luận này nghe như thể cô đồng ý với con gái nhưng thực ra là không. Cô chỉ
tập trung vào quan điểm của Amanda với mục đích là gây dựng lại niềm tin
và sự cởi mở của cô bé. Tiếp theo, Roberta xác định những việc cô có thể
thống nhất được với con bé và nhấn mạnh nó trong cuộc đối thoại với