mình. Frank chịu đựng chuyện này và tuyên bố ông tôn trọng quyết định
của Mike.
Bế tắc cứ tiếp tục cho đến khi Mike và vợ của mình có đứa con đầu tiên,
một bé trai. Mặc dù bề ngoài tỏ ra cứng rắn, nhưng thật ra Frank rất nhớ
Mike, và sự ra đời của đứa cháu đầu tiên chính là một động lực để ông cần
phải cố gắng phá bỏ bế tắc này. Ông viết một lá thư đề nghị Mike cho ông
đến nói chuyện. Con trai ông đã động lòng.
Nếu như Frank đến gặp để thể hiện sự đúng đắn của ông trong việc tẩy chay
đám cưới ngày xưa, “sứ mệnh hòa bình” của ông chắc chắn đã thất bại.
Nhưng lần này, Frank chuẩn bị để lắng nghe và thấu hiểu. Ông đã có thể
thông cảm với cơn giận của con trai và đến lượt mình nói, ông hỏi liệu ông
có thể liệt kê những điều ông đồng ý với anh được không, “Chúng ta đều
thống nhất rằng điều này thật tệ cho gia đình mình. Nếu sự chia rẽ này còn
tiếp tục thì sẽ ảnh hưởng xấu đến con trai con. Cả con và bố đều không thể
thay đổi quá khứ, nhưng chúng ta có thể kiểm soát những việc sau này.
Đồng ý không?”
“Vâng,” Mike trả lời.
“Con không nói nhưng bố tự hỏi con có nhớ bố không. Bố biết là bố nhớ
con. Bố nhớ việc được là một phần trong cuộc sống của con.”
“Con thực sự rất nhớ bố, nhưng điều đó không làm cho những gì bố đã làm
trở thành một việc đúng đắn.”
“Bố xin lỗi vì những gì bố đã làm. Thành thật xin lỗi. Và bố cũng vui hơn
nếu có thể xin lỗi vợ con.”
“Vậy là bố thừa nhận bố đã sai?”
Frank nổi giận nhưng nhớ rằng cần phải nghĩ đến bức tranh lớn là những gì
ông cần - xây dựng lại mối quan hệ với con trai - nên ông dùng đến công cụ