TÔI ĐÚNG, BẠN SAI - GIỜ THÌ SAO? - Trang 265

“Được ạ.”

“Nếu con nói với mẹ về chuyện này, mẹ hứa sẽ chỉ nghe thôi. Mẹ sẽ không
dùng bất kỳ điều gì con nói để chống lại con và mẹ sẽ không nói con sai khi
nghĩ thế.”

“Nghĩa là mẹ nói con có thể đi ngủ muộn?”

“Không. Chưa đâu. Đầu tiên là mẹ thực sự muốn nghe suy nghĩ của con và
mẹ hứa sẽ không nói là con sai hoặc vô trách nhiệm hay những gì tương tự
thế. Con có thể nói lại cho mẹ nghe vì sao con muốn thức khuya và vì sao
nó không gây hại gì đến việc đi học của con không?”

Như các bạn đã biết, lời xin lỗi và lời hứa này đã có tác dụng mở ra cuộc
đối thoại dẫn Roberta đến việc phá bỏ được bế tắc. Thể hiện sự tôn trọng
với suy nghĩ của người kia như Roberta làm chính là nền tảng của LEAP.
Nếu bạn đã không thể hiện được điều này trong cuộc tranh luận với ai đó và
cánh cửa đóng sầm lại vì thế, bạn có thể sử dụng nó bây giờ để mở lại cuộc
nói chuyện.

Rất nhiều người ngại ngần trước lời hứa họ sẽ tự nguyện không nhắc tới suy
nghĩ của mình lần nữa, nhưng khi nhận ra rằng trong quá khứ, họ đã nói với
người kia bao nhiêu lần rằng người ấy sai, và kết quả là như thế nào, thì họ
thấy được sự sáng suốt của lời khuyên này.

Nhưng có một điều mà bạn cần phải hiểu là người kia có thể sẽ không dễ
dàng tin bạn đột nhiên lại thay đổi 360 độ như thế, và cách tốt nhất để bạn
đảm bảo với họ là một lời hứa rằng bạn sẽ không bao giờ áp đặt suy nghĩ
của bạn lên họ trừ khi họ muốn thế. Hãy giải thích lý do của bạn. Bạn có thể
nói rằng: “Tôi đã cố thuyết phục anh trước kia và tôi chưa bao giờ làm
được. Mối quan hệ của chúng ta đối với tôi quan trọng hơn hơn việc thuyết
phục anh rằng tôi đã đúng.” Và hãy trao quyền cho họ bằng cách nói rằng:
“Và nếu như lỡ tôi buột miệng nói suy nghĩ của tôi ra, tôi sẽ không trách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.