phương về quan điểm của họ.
Nếu bạn thấy mình đang không được yêu cầu mà cứ nhắc đi nhắc lại vị trí
của mình nghĩa là bạn đang khẳng định rằng bạn đúng. Nếu bạn lên giọng
để diễn đạt cách nhìn nhận của mình, cũng mang lại hiệu quả tương tự. Và
bất cứ khi nào bạn khẳng định là bạn đúng thì bạn chỉ đạt được mục đích
duy nhất là làm tăng thêm sự phòng thủ cũng như tính ngoan cố của đối
phương về quan điểm của họ.
2. Không xúc phạm hay thóa mạ người khác
Mặc dù câu buộc tội “anh chỉ ngồi một chỗ rên rỉ” không hẳn là một dạng
xúc phạm “anh là đồ nọ đồ kia” - cô ấy không hề nói “anh đúng là đồ hay
rên rỉ” - nhưng tôi chắc chắn là Jason nghĩ như vậy. Sau này, anh cũng tiết
lộ rằng anh đã nghe câu “thôi đừng có than thân trách phận nữa. Khổ thân
tôi!” như một lời lăng mạ khác. Anh cảm thấy như Kimberly đã gọi anh là
đồ tử vì đạo. Khi anh gọi cô là “Bà-biết-tuốt,” Jason đã xúc phạm trực tiếp
hơn cả Kimberly. Và chúng ta hoàn toàn có thể đoán trước được là cô cảm
thấy bị anh buộc tội là ngạo mạn và quá quắt.
Dù bạn nghĩ là ai đúng ai sai trong trường hợp này thì cũng không quan
trọng. Điều quan trọng là việc chúng ta gọi đối phương là “đồ nọ, đồ kia”,
ta cũng làm cho họ phản ứng mạnh hơn, giận dữ hơn và tàn nhẫn hơn.
Đôi khi việc gọi người khác là “đồ nọ, đồ kia” lại quá rõ ràng. Khi bạn thấy
mình đang gọi ai đó là đồ ngu, ích kỷ, vô tâm... thì bạn chỉ còn cách trông
đợi họ sẽ phản ứng mạnh hơn và sẽ nhận lại hậu quả của việc ném qua ném
lại những lời lăng mạ. Cũng có khi việc gọi “đồ nọ, đồ kia” khó nhận thấy
hơn. Khi bạn thấy mình đang coi ý kiến của đối phương là ngờ nghệch, ngớ
ngẩn hay khờ dại thì tôi chắc chắn rằng anh ấy sẽ hiểu những tính từ đó là
để chỉ đích danh anh ấy. Và còn nữa, chúng ta ai cũng có những “điểm đen”
mà chẳng may chạm phải nó thì sẽ làm chúng ta hóa điên. Giống như chồng
của bạn tôi khi cãi nhau với cô ấy về chuyện tiền bạc thì hay nói, “cô giống