bao giờ biết vừa lòng...,” thì Jason lại có ngay một kiểu phòng vệ nào đó.
Chắc chắn là vậy. Dường như anh ta chỉ nghe được duy nhất hai từ “luôn
luôn” và “không bao giờ”. Anh coi nó là lời chỉ trích, và thực chất chúng là
vậy. Nhưng không may, lúc đó anh quá giận và tính phòng thủ quá cao nên
anh chẳng nghe được gì ngoài hai từ đó. Kết quả là một ngõ cụt.
Đưa ra những khẳng định tuyệt đối cũng giống như ta ấn nút “im lặng”
trong đoạn băng thu âm của mình. Môi của chúng ta vẫn mấp máy nhưng
không có âm thanh nào phát ra cả.
Để công bằng, tôi sẽ giới thiệu một tình huống khác mà hai vợ chồng cãi
nhau vì Jason mong muốn có nhiều hơn một “đêm vui chơi” trong tuần đó.
Khi Jason nhắc lại những từ của Kimberly đã nói, “luôn luôn” và “không
bao giờ” trở thành một điệp khúc khó chịu. Kimberly nổi cáu, mặt cô sa
sầm lại ngay khi Jason buộc tội rằng cô không bao giờ hài lòng với anh và
luôn tìm cách quản lý anh. Và cô đã phản ứng thế nào? Máu nóng của cô
sôi sùng sục và cô bắt đầu nổi điên.
Khi chúng ta dùng những lời khẳng định tuyệt đối, khi chúng ta buộc tội ai
đó là không bao giờ làm việc này, việc kia hoặc chắc chắn sai lầm, chúng ta
đã không nói sự thật (không ai là thế nào đó 100% cả) và tức khắc một
chuỗi phản ứng sẽ được ném trả. Đối phương cũng sẽ không nghe chúng ta
nói nữa. Dùng những lời khẳng định tuyệt đối cũng giống như ta ấn nút “im
lặng” trong đoạn băng thu âm của mình. Môi của chúng ta vẫn mấp máy
nhưng không có âm thanh nào phát ra cả.
Benjamin Franklin là bậc thầy về ngoại giao với nghệ thuật phá vỡ bế tắc để
tìm kiếm những giải pháp đôi bên cùng có lợi. Trong cuốn tự truyện của
mình, Franklin viết: “Tôi đề ra một quy tắc phải dung hòa mọi mâu thuẫn
trực tiếp về cảm xúc của mọi người và tránh mọi khẳng định tuyệt đối của
riêng tôi. Thậm chí tôi còn cấm mình không được dùng bất cứ từ ngữ hay
lời nói nào có thể mang hơi hướng một ý kiến chắc chắn như là “hiển
nhiên,” “không nghi ngờ gì nữa,”... Đầu tiên, tôi phải áp dụng cách này một