TÔI ĐÚNG, BẠN SAI - GIỜ THÌ SAO? - Trang 61

bắt đầu tò mò. Nếu tôi không cãi lại - nếu, thay vào đó, tôi đồng ý với lý do
của họ để không mua hàng của tôi - thì chắc hẳn tôi phải có lý do khác mà
họ chưa ngờ tới. Và cuối cùng, họ không còn lý do nào để chống lại tôi nữa.
Nếu họ không chủ định nhắc đến vấn đề này thì tôi sẽ hỏi: “Tôi có thể giới
thiệu vài lý do đáng kể để xem xét không?” Từ lúc tôi thực sự trung hòa
những lý do phản kháng của họ bằng cách đồng ý với họ thì câu trả lời cho
câu hỏi này của tôi luôn là “Được.”

Nghịch lý của sự thay đổi rất đơn giản. Khi bạn ngừng đòi hỏi ai đó làm
một việc theo cách của bạn hoặc công nhận là họ đã sai, họ sẽ không bảo vệ
cho vị trí của bản thân mình nữa. Khi bạn cho họ cơ hội để giữ ý kiến của
mình, họ sẽ cảm thấy mình có giá trị và trở nên cởi mở hơn với cách nhìn
của bạn.

Đây là một ví dụ khác. Tôi phải trông đứa cháu bốn tuổi của mình. Nó đang
ăn trưa và tôi phát hiện ra nó không ăn rau. Những miếng gà viên thì nó ăn
sạch nhưng nó không động đến một cọng rau nào. Thế là tôi hỏi: “Cháu
không định ăn rau hả chàng trai?” “Vâng, cháu không thích ăn!” cậu bé trả
lời, sẵn sàng cho một cuộc chiến. “Ừ, bác cũng không thích. Bác mà là cháu
thì bác cũng chẳng ăn rau.”

“Thật ạ?”, cậu bé hỏi, không thể tin nổi.

“Thật chứ. Đừng ăn. Đúng hơn là bác cấm cháu ăn rau. Đừng có động đến
rau không thì bác sẽ nổi điên đấy!” Sau mẹo nhỏ của tâm lý đảo ngược này,
cậu bé mỉm cười tinh quái và bắt đầu nhét rau vào miệng nhanh hết sức có
thể, còn tôi thì hét lên “A! Ngừng lại! Ngừng ngay lại!” Cả hai chúng tôi
cùng cười phá lên và mặc dù cậu bé biết là tôi đã dùng nghịch lý thay đổi
với cậu - chỉ là cậu không biết tên gọi đích xác - nhưng cậu vẫn không thể
không chơi tiếp trò chơi.

Tranh cãi - Một môn võ thuật?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.