TỚI NGỌN HẢI ĐĂNG - Trang 21

chưa chín tới của cô, sự tầm thường của cô, và cô cố gắng kềm nén cảm
giác thôi thúc muốn sụp xuống dưới chân của bà Ramsay...”

Hoặc ý nghĩ của ông Ramsay về sự hữu hạn của kiếp người và những gì do
con người tạo tác:

“Ông đứng bất động, cạnh chậu hoa phong lữ thảo tỏa nhánh um tùm. Rốt
cuộc, có bao nhiêu người trong một tỷ người, ông tự hỏi, đã chạm tới chữ
R?

Chắc chắn là một người lãnh đạo với niềm hy vọng chơ vơ có thể tự hỏi
mình điều đó, và trả lời mà không phản bội lại đoàn thám hiểm phía sau
ông ta, “Có lẽ là một người.” Một người trong cả một thế hệ. Ông có đáng
trách không nếu ông không phải là người đó? Miễn là ông đã lao khổ một
cách chân thành, cố gắng với hết khả năng, cho tới khi ông không còn gì để
cho đi nữa? Và tên tuổi của ông sẽ tồn tại bao lâu? Ngay cả một vị anh
hùng đang hấp hối cũng được phép suy nghĩ trước khi ông ta chết rằng
người ta sẽ nói về mình như thế nào sau đó. Có lẽ tên tuổi của ông sẽ tồn
tại được hai ngàn năm. Và hai ngàn năm là cái quái gì? (ông Ramsay tự
hỏi một cách mỉa mai, nhìn đăm đăm vào hàng giậu). Là cái quái gì, thật
thế, khi bạn nhìn từ một đỉnh núi xuống bãi sa mạc thời gian dài vô tận?
Ngay cả một hòn cuội mà người ta giơ chân đá văng xuống cũng sẽ tồn tại
lâu hơn Shakespeare.

Ánh sáng bé nhỏ của ông sẽ tỏa ra, không rực rỡ lắm, trong một hoặc hai
năm, rồi sẽ chìm vào một ánh sáng lớn hơn, và ánh sáng đó lại chìm vào
một ánh sáng khác lớn hơn nữa.”

Và còn nhiều, rất nhiều những đoạn như thế, tôi xin phép để các bạn đọc tự
khám phá khi bước vào tác phẩm.

Phần Hai - Thời gian qua rất cô đọng, gói gọn quãng thời gian mười năm
trong vòng vài mươi trang sách. Nhưng có thể nói đây cũng là phần ấn
tượng nhất, nơi tài năng điêu luyện của Virginia Woolf đã được khai thác tối

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.