TỚI NGỌN HẢI ĐĂNG - Trang 29

Sao mà lần này mọi thứ trong cuốn sách lại rơi vào đúng chỗ đến như vậy?
Sao tôi lại có thể bỏ qua nó - trên tất cả là những khuôn mẫu, là nghệ thuật
- trong lần đầu đọc nó? Sao tôi có thể bỏ qua sự vang vọng ở câu trích dẫn
Tennyson của ông Ramsay, đã đến như một tiên đoán về cuộc chiến tranh
thế giới lần thứ nhất? Sao tôi lại có thể không hiểu ra rằng kẻ vẽ tranh và
kẻ viết văn rốt cuộc đều giống hệt nhau? (Đàn bà không thể vẽ, đàn bà
không thể viết..) Và cái cách thời gian trôi lướt qua mọi thứ như một đám
mây, và những vật thể vững chắc chao động lung linh rồi biến mất? Và cái
cách của bức tranh vẽ bà Ramsay của Lily Briscoe - không trọn vẹn, không
đầy đủ, chịu số phận bị treo dấm dúi trong một căn phòng áp mái - trở
thành, như khi cô thêm vào một nét nối kết tất cả lại với nhau vào lúc cuối,
cuốn sách mà chúng ta vừa đọc?

Có một số cuốn sách phải đợi cho tới lúc bạn đã sẵn sàng cho nó. Trong
việc đọc, có rất nhiều điều phụ thuộc vào sự may mắn. Và tôi vừa may mắn
biết bao! (Hoặc tôi đã tự nhủ thầm với mình như thế khi đội cái mũ vải mềm
cũ lên đầu, bước ra ngoài để đi thơ thẩn lòng vòng trong khu vườn bất khả
thăm dò của mình...)

Cuối cùng, tôi xin được khép lại phần giới thiệu này với niềm hy vọng các
bạn đọc sẽ tìm thấy sự rung cảm mà tôi đã trải qua khi đọc tác phẩm và nhất
là trong quá trình chuyển dịch nó sang tiếng Việt. Dịch một tác phẩm lớn
với văn phong cực kỳ phức tạp nhưTới ngọn hải đăng là một sự thử thách,
một cuộc mạo hiểm đầy thú vị nhưng cũng gian khổ gay go. Một lần nữa,
tôi rất hy vọng và mong mỏi các bạn đọc có thể tìm được những cảm giác
tri âm tri kỷ cùng tác giả Virginia Woolf qua bản dịch này.

Sài Gòn, tháng 11/2009

Tư liệu tham khảo:

• www.wikipedia.en.com; www. goodreads.com; www.librarything.com;
www.nytimes.com;

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.