Nhũ danh của Virginia Woolf là Adeline Virginia Stephen. Bà là con gái của
nhà biên tập và phê bình Leslie Stephen và Julia Prinsep Stephen (nhũ danh
Jackson), một phụ nữ đẹp nổi tiếng từng là người mẫu cho các họa sĩ theo
trào lưu Tiền-Raphael như Edward Burne-Jones. Cha mẹ bà đều đã từng kết
hôn và con riêng, do đó gia đình bà bao gồm con cái của ba cuộc hôn nhân.
Julia có ba con riêng là George, Stella và Gerald Duckworth. Leslie có một
con gái với người vợ trước, tên là Laura Makepeace Stephen. Leslie và Julia
có chung bốn người con: Vanessa Stephen, Thoby Stephen, Virginia và
Adrian Stephen.
Leslie vốn là con rể của nhà văn William Thackeray (ông là chồng góa của
con gái út của Thackeray), bên cạnh đó thân hữu của cả hai vợ chồng ông
đều là những nhà văn, nghệ sĩ nổi tiếng của nước Anh vào thời bấy giờ. Do
vậy con cái của ông được nuôi dạy trong một môi trường chịu nhiều ảnh
hưởng của giới văn học nước Anh. Bổ sung cho những ảnh hưởng này là
tòa thư viện rộng mênh mông ở nhà của Stephen, nơi mà Virginia và
Vanessa được dạy các môn học như ngoại ngữ, triết học, văn chương, lịch
sử, nghệ thuật và văn học Anh.
Theo Woolf, những hồi ức tuổi thơ mạnh mẽ nhất của bà không phải là ở
London mà là ở thị trấn St. Ives thuộc hạt Cornwall, nơi gia đình bà dùng
để nghỉ hè cho tới năm 1895. Ngôi nhà nghỉ hè của gia đình Stephen,
Talland House, nhìn ra vịnh Porthminster, và vẫn còn cho tới ngày nay, dù
đã thay đổi ít nhiều. Ký ức về những ngày nghỉ gia đình này và những ấn
tượng về phong cảnh ở đó, đặc biệt là ngọn hải đăng Godvry, đã được thể
hiện lại trong quyển tiểu thuyết được xem là hay nhất của Woolf vào những
năm sau này, quyển To the Lighthouse (Tới ngọn hải đăng).
Trong thời gian nghiên cứu ở đại học đường King’s College Cambridge và
King’s College London, bà quen biết với một số văn nghệ sĩ và trí thức cấp
tiến như nhà kinh tế học John Maynard Keynes, thi sĩ E. M. Forster, nhà
văn chuyên viết tiểu luận và tiểu sử Lytton Strachey và nhà văn, lý thuyết
gia chính trị người Anh gốc Do Thái Leonard Woolf (1880-1969), người mà