kéo thẳng về hướng tây bắc, tức là về hướng có nông trại của tên In-đi-an
Nhiều Bờm. Có phải Tia Chớp Đen muốn trả thù? Chỉ vừa nghĩ đến điều
đó, sê-ríp liền chia bọn cảnh sát làm hai nhóm. Một nhóm do viên chỉ huy
dẫn đầu đi theo dấu vết, còn nhóm kia do sê-ríp chỉ huy sẽ đi đường tắt về
phía nhà của Nhiều Bờm.
Những dự cảm chẳng lành của sê-ríp hoàn toàn được khẳng định. Khi
đến nơi, ông gặp vợ người In-đi-an đang than khóc bên cái xác đã lạnh
cứng của chồng. Người đàn bà tuyệt vọng từ chối không giải thích gì cả.
Không những thế bà còn tuôn ra hang tràng những lời trách móc sê-ríp A-
lan, rằng chính ông đã dụ dỗ chồng bà bội phần, bà yêu cầu ông phải ra
khỏi nhà bà ngay lập tức.
Với nghị lực tăng thêm gấp đôi, sê-ríp thúc nhanh cuộc đuổi bắt, vì
giờ đây, cộng thêm vào sự nghi ngờ kẻ tội phạm kích động người In-đi-an
đứng lên chống lại người da trắng, còn có thêm tội giết người. Tia Chớp
Đen phải bị trừng phạt thích đáng về những tội đó. Dấu vết dẫn đến trại
định cư Mê-xca-le-rô của những người In-đi-an thuộc bộ lạc A-pa-sơ có họ
hàng với người Na-vai. Tại đây, những dấu vết của hai kẻ chạy trốn biến
mất trên mặt đất đầy sỏi đá.
Sê-ríp nói chuyện với nhân viên chính phủ phụ trách trại định cư rồi
cùng với người này tiến hành tìm kiếm, song không có kết quả gì. Những
người In-đi-an trong trại rất thận trọng trong khi nói chuyện. Đa số bảo
rằng chưa bao giờ nghe nói đến tên Tia Chớp Đen. Chính điều đó khiến sê-
ríp phải suy nghĩ rất nhiều. Người A-pa-sơ thường được người da trắng gọi
là “ hung thần của Miền Viễn Tây Hoang Dã”. Chính trong môi trường của
những người dân thuộc bộ lạc này dễ nảy mầm bạo loạn hơn cả.
Suốt nửa ngày trời, sê-ríp cùng bọn cảnh sát lùng sục khắp trại. Bằng
nhiều cớ khác nhau, họ sục vào nhà của những người In-đi-an, dò hỏi từ
người già đến trẻ con, song vẫn không sao tìm ra dấu vết của kẻ chạy trốn.
Chiều tối, sê-ríp đành quay về nhà, tại đây, đại uý Moóc-tơn đã chờ sẵn, đại
uý có nhiệm vụ áp giải kể nổi loạn đến pháo đài A-pa-sơ.