Ông thầy thứ ba dạy Điền Vũ họ Phương tên là Bác Cổ, là một vị lão học
cữu,
suốt ngày cứ dài thuỗn ra, không hay nói hay cười, mà hay mang bộ
mặt “thiết bì” ra để dạy người. Ông ta sùng bái Chu công, giữ nghiêm Chu
lễ rất hay bàn về nhân nghĩa, phản đối bạo lực và chiến tranh. Nói thực ra,
phải đến nhà võ tướng để làm thầy dạy học, không phải là điều mà ông
muốn, chẳng qua vì sinh kế o ép, đành phải cúi lưng “xin ăn”. Xuất phát từ
sự tôn nghiêm của đạo làm thầy trong thời buổi phong kiến, ông đòi hỏi
học trò phải tuyệt đối nghe theo mình, không được tỏ ra ngang bướng chút
nào, và như vậy thế tất sẽ sinh ra mâu thuẫn và sự chống trả của người có
tư tưởng sôi nổi như Điền Vũ, quan hệ thầy trò rất không hoà hợp. Một lần,
thầy Bác Cổ bắt đầu từ tiên đề đặt ra và làm theo Chu lễ, nói rất nhiều đến
nhân nghĩa, nhấn mạnh rằng đây là một nét đẹp ở trong thiên hạ. Điền Vũ
không đồng ý với quan điểm đó của ông thầy. Cậu nói, nhân nghĩa chỉ là
một phạm vi lý tưởng hoàn mỹ, Chu công là một người mộng tưởng hão
huyền không nhìn thẳng vào hiện thực, dục vọng mới là bản tính của con
người sinh ra đã có. Ví như chim trĩ và con vịt, cùng là giống chim, chim trĩ
từ vỏ trứng nở ra đã bay lên rừng xanh, còn con vịt con thì lại ra bờ sông.
Đứng trước hiện thực là các nước đang phân tranh, người có nước tất phải
dùng pháp chế để trị vì đất nước, lấy vũ trang để ngăn ngừa. Nhưng lời
phản bác lại của Điền Vũ, khiến thầy Bác Cổ nổi giận đùng đùng. Điền Vũ
lại dám giữa ban ngày ban mặt chà đạp lên Chu lễ, láo lếu với Chu công, va
chạm với người hơn tuổi, như thế thử hỏi, ai còn nhịn được! Trong nóng
nảy, chẳng những. thầy đã tranh cãi với trò, còn giơ tay đánh cả Điền Vũ.
Trận sóng gió xảy ra trong trường tư thục ấy, đương nhiên Điền Vũ về
nhà không dám hé răng nói ra với mẹ, với bà, chỉ có điều cậu Điền Vũ mọi
ngày hồn nhiên và sôi nổi thế mà hôm ấy về bên cạnh mẹ, lại trở nên lầm
lỳ, ít nói, cơm tố cũng ăn rất ít. Ngọc Lan cho rằng con mình có sự khó
chịu trong người nên tối đến đã đưa con trai đi ngủ sớm.
Ngày hôm sau, ăn cơm trưa xong, ông Phương Bác Cổ xưa nay vốn
không hay đi lại lung tung đã hộc tốc tới Điền phủ để xin thôi việc, bởi vì,