cũng ép ở khách sạn đó và vô ăn nhà hàng đó. Thiết kế tour tham
quan thì ít, shopping thì nhiều. Một số chỗ ép chi hoa hồng đến
40% tiền khách mua. Nhiều khách một đi không trở lại như dũng
sĩ Kinh Kha qua sông Dịch Thủy, nói nước mày đâu phải thiên đường
mua sắm, giá thì mắc gấp mấy lần Thái Lan mà cứ bắt
shopping hoài. Còn sales thì ăn lương bên anh chứ còn nhận làm
cộng tác cho cả chục công ty khác. Bắn đơn hàng này cho công ty
này, bắn hợp đồng kia cho công ty kia. Nghe điện thoại thì cứ lén
lút chạy ra chạy vô, có cả chục sim chục số khác nhau. Tháng nào
cũng đem về 1 hợp đồng cho có, còn lại thì không rõ giao cho ai.
Vấn đề là tụi nó không nghĩ đó là mất đạo đức, nghĩ đó là khôn
ngoan mới chết.
Ả
nh nói, đứa nào mới vào làm cũng như pha lê. Cái đi chơi nhậu
nhẹt, tụi kia bày cho. Nói mày ngu quá. Có sống bằng lương hay
hoa hồng thì sao giàu có nhanh chóng được. Phải tham gia cuộc
đua làm giàu, bất chấp mọi thứ. Rồi từ từ bị ma lanh hóa, đến
khi công ty biết thì đuổi việc. Ảnh nói, gần 20 năm kể từ ngày
thành lập công ty, chưa có tiệc farewell party ( tiệc chia tay) nào vui
cả. Nhìn ở nước ngoài, khi nghỉ việc, người ta làm tiệc chia tay bịn
rịn. Rồi hàng năm có dịp gì đó, các “khai quốc công thần” và
nhân viên cũ tập trung về, vui hết biết. Ở Việt Nam bây giờ, ảnh
nói ngành khác không biết sao, chứ ngành của anh, phần lớn nhìn
nhau bằng ánh mắt hình viên đạn ở bữa làm việc cuối cùng. Sếp
thì nói sao bạn lại ăn cắp, bạn làm ở đây mà sao không hoàn thành
nhiệm vụ ở đây, quyền lợi không OK thì có thể thương lượng lại chứ
sao làm vậy. Còn họ thì gân cổ lên cãi, nói tôi mang tiền về cho
công ty bao nhiêu, tôi nhớ hết. Nên giờ phải tìm cách lấy lại.
Khách hàng là của chung, mạnh ai nấy hưởng.
Rồi ra riêng, cùng nhau thành lập doanh nghiệp mô hình y chang
cạnh tranh khốc liệt. Gọi khách hàng cũ, vì chẳng lấy gì làm quà