bèn lôi chuyện thâm cung bí sử công ty cũ ra kể, vì dân mình ai cũng
tò mò với văn hóa tiểu nông ăn sâu hàng thế hệ. Rồi thêm thắt vô
cho nó hấp dẫn. Nói bà sếp đó ngủ với tao rồi, đảm đang lắm.
Ông sếp đó cặp với em này em kia. Rồi giá mua giá bán, em làm ở
đó sao không biết, tour đó có 5 triệu mà nó charge anh tới 10 triệu,
qua em đi, em làm y chang vậy chỉ có 6 triệu thôi. Phá giá để giật
mối cho hết…
Việc bạn trẻ ra riêng là rất tốt cho xã hội, nếu thật sự có tài năng
và có may mắn, vì góp phần làm cái bánh GDP của quốc gia tăng
lên. Làm chủ là ước mơ chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, tư
thế làm chủ như thế nào mới là đáng nói. Năm 2012, hơn 25 triệu
khách khách đến Malaysia, hơn 22 triệu khách đến Thái Lan,
đến Singapore là 15 triệu, trong khi đến nước mình chỉ có 7 triệu,
dù lượng di sản và cảnh đẹp để tham quan đều hơn. Anh nói, hàng
ngàn công ty du lịch chứ chỉ có khoảng vài ba trăm công ty là có đam
mê, có tâm với nghề, số còn lại mở ra vài tháng rồi đóng cửa.
Thế giới 7 tỷ người, mà Việt Nam thì mới nhận có 7 triệu du khách,
thì không lo thiếu nguồn cung, nếu thật sự đầu tư thời gian cho
việc tìm kiếm khách. Đằng này không, trí tuệ toàn dùng vào việc
hướng về công ty cũ, coi bên đó làm gì thì phá. Rủ hết nhân viên
về, vây cánh với nhau cạnh tranh cho sếp cũ biết mặt, không rõ
hận thù gì dữ dội vậy. Nhưng đâu vài ba tháng lại tan rã, chửi nhau
ỏ
m tỏi vì ăn chia không đều, thằng này nói thằng kia ăn gian.
Tony nghe mà lòng buồn. Mới hỏi anh sao không tuyển nhân sự
cấp cao người Việt, trả lương y chang Tây vậy. Ảnh nói cũng thử 3
lần rồi, nhưng 1 thời gian ngắn thì bị công ty khác săn mất. Thể
loại đến với mình chỉ vì tiền, thì cũng có thể bỏ mình ra đi nếu có
ai đưa tiền nhiều hơn. Còn mấy công ty khác, thay vì tuyển người
mới ra trường về đào tạo để sử dụng, họ lại thích đi dụ dỗ nhân sự
mấy công ty khác cho khỏe. Nên sinh viên tốt nghiệp thì hẻm có