ổ
ng nói họ dại quá. Phải giàu đều, kéo người ta lên thì cái giàu của
mình mới vững chắc. Luật doanh nghiệp Ấn Độ quy định mỗi
doanh nghiệp đạt doanh số nào đó sẽ bắt buộc trích ít nhất 2%
lợi nhuận cho công tác xã hội (CSR là Corporate Social
Responsibility).
Thực tế, ở Ấn Độ, có những ông chủ giàu có và nhân viên cũng
xúng xính ngon lành, gắn bó lâu dài, công ty phát triển vượt bậc.
Nhưng cũng có những ông chủ giàu sụ, béo tốt, da trắng hồng
nhưng người làm thì lương chỉ vài ba đồng, ốm tong ốm teo,
miệng mồm méo mó, gửi đơn xin nghỉ việc suốt. Mấy ông chủ
này lúc nào cũng than thở “tìm không ra được nhân viên tốt, tụi nó
nhảy cóc suốt, cứ mấy tháng lại thay người…”. Thì trách mình chứ
sao trách tụi nó. Cứ đào tạo thật tốt, lương 1-2 ngàn đô, giao việc
cho tụi nó làm từ sáng đến tối...thử có đứa nào bỏ việc không.
Vấn đề là mình sẵn sàng cho nó 1-2000 đô nếu nó làm cho mình
10,000 đô. Nhưng nhiều người miệng mồm nói hay lắm, nhưng
đụng đến chuyện này là hẻm chịu, vì không có tính hào sảng. Anh
bạn của dượng, có một nhà máy quần áo rất lớn thừa hưởng từ gia
đình, khi nghe Tony kể về chuyện cô Lành bán vé số ở Long An
đưa xấp vé số trúng 6.6 tỷ cho anh kia, rồi anh kia tặng lại 1 tờ 1
tỷ rưỡi, anh nói "anh không được vậy, nếu cổ đưa anh xấp vé số
đó, anh chỉ tặng vài triệu. Vì anh tiếc". Anh tiếc tiền thì người ta
tiếc công tiếc sức, sẽ không thể cống hiến 100% năng lực cho
công ty anh được.
Nên sự hào sảng là phải có, phải có nếu muốn thành đạt, các bạn
trẻ tin lời Tony đi. Mà sự hào sảng chỉ có khi mình phải biết cho đi,
biết làm từ thiện, đừng đợi giàu có mới làm. Vì giàu là bao nhiêu?
Bao nhiêu mới là giàu? Tony có 2 người bạn mà kính phục nhất,
một là bạn N, bạn cấp 2. Bạn này cứ rảnh là đi hiến máu. Người
thứ 2 là bạn P, bạn ĐH. Bạn này từ lúc ra trường, lương có 4 triệu