chó có cái tật là không theo những quy định của Khổng Tử: Một là Khổng
Tử dạy người ta phải lễ phép, hiếu khách và tôn trọng khách. Nhưng chó
trông thấy người lạ là bất kể giàu nghèo, già trẻ, bạn bè thân thiết hoặc quý
khách tiện dân, xông tới đớp liền, khiến người Hán vốn coi trọng lễ nghi
cảm thấy thất lễ, ngượng mặt, nổi cáu. Hai là Khổng Tử dạy trai gái không
được loạn luân, quan hệ bừa bãi, phạm vào những chuyện này là phải
nghiêm trị. Nhưng chó thì bất kể anh chị em hoặc bố với con gái, mẹ với
con trai, không kiêng kị gì hết, khiến người Hán vừa sợ vừa căm, chỉ sợ
người bắt chước chó. Ba là Khổng Tử dạy người ta phải ăn sạch ở sạch,
nhưng chó lại thích ăn phân người, khiến người Hán cực kỳ ngán ngẩm.
Còn một điểm nữa, người Hán nghèo ít nuôi chó, người còn không đủ ăn,
lấy gì nuôi chó? Còn người giàu thì nuôi chó để giữ nhà, lại thường thả chó
cho cắn người nghèo, nên người nghèo ghét chó. Vậy nên người Hán chửi
chó, giết chó, ăn thịt chó cũng không lấy làm lạ, hơn nữa, người nào đã ăn
đều bảo thịt chó rất thơm. Người Hán bảo, lợn có thể giết thịt, cừu có thể
giết thịt, vậy sao chó không thể giết thịt? Chúng đều là gia súc đấy thôi.
Người Hán ghét chó, giết chó, ăn thịt chó vì người Hán thuộc tộc nông
canh, không phải dân du mục, luôn muốn cải tạo thói quen của người khác
theo thói quen của mình.
Ông già Pilich và Batu nghe xong hồi lâu không nói gì, cũng không phản
cảm về những lời giải thích của Trần Trận. Lát sau ông già mới nói: Con ơi,
giá như giữa người Hán và người Mông Cổ có nhiều nhiều một chút những
người thông tỏ như con thì hay biết mấy. Caxưmai tỏ vẻ bất bình, nói: Chó
ở với người Hán thiệt thòi quá, bao nhiêu cái hay không được dùng. Thói
hư tật xấu của chó đều bị người Hán nắm hết. Tôi mà là chó thì tôi không
thèm đến ở với người Hán, dù có bị sói ăn thịt, tôi vẫn cứ ở lại thảo nguyên.
Trần Trận lại nói: Lên thảo nguyên em mới biết chó hiểu tính người đến
thế, đúng là bạn tốt của người. Chỉ những tộc làm ruộng nghèo khó mới ăn
sạch những thứ không nên ăn, thịt chó cũng không tha. Khi nào người
Trung Quốc giàu lên, lương thực thừa mứa, khi ấy mới kết bạn với chó,
không ghét, không ăn thịt chó nữa. Từ khi lên thảo nguyên, em rất thích
chó, một ngày mà không trông thấy con chó của em là em thấy chống