muỗi xuống theo. Rái cá khi đã bịt miệng hang thì bên trên bão tuyết mù
trời, trong hang vẫn ấm như bếp lò. Rái cá trong hang không ăn không
uống, muỗi cắm vòi trên mình rái cá ăn uống suốt ngày, ung dung sống qua
mùa đông. Sang xuân rái cái chui lên, muỗi lên theo. Thảo nguyên Ơlon
nhiều nước, nhiều ao hồ, muỗi sinh sôi nẩy nở, đến mùa hạ thì thiên hạ là
của muỗi. Cậu bảo rái cá có phải là kẻ gieo họa cho nghề chăn nuôi của
thảo nguyên không? Trên thảo nguyên, sói thích ăn thịt rái cá, sói đóng vai
trò chủ lực diệt rái cá. Thảo nguyên có câu: Rái cá chui ra, sói ta lên núi.
Rái cá ra khỏi hang, gia súc chậm tiêu thụ một thời gian.
Trần Trận đã bị muỗi cắn hai mùa hè, nghe nói đến muỗi, cậu thấy người
nổi da gà, thanh niên trí thức sợ muỗi hơn sợ sói. Sau đó nhắn Bắc Kinh
gửi màn lên mới ngủ được. Mục dân rất thích cái màn, qua mùa hè, cái
màn đã trở nên phổ cập trong các lều Mông Cổ. Dân du mục đặt cho nó cái
tên "Ilacualua" - buồng muỗi.
Trần Trận không ngờ đàn muỗi kinh hoàng trên thảo nguyên lại từ hang rái
cá bay ra. Cậu bảo Ulichi: Hai ông là chuyên gia của thảo nguyên. Té ra
muỗi và rái cá quan hệ khăng khít, hang rái cá trở thành sào huyệtn của
muỗi, còn sói lại là khắc tinh của rái cá. Cháu chưa bao giờ thấy những
điều này trong sách.
Ulichi nói: Thảo nguyên rất phức tạp, mọi chuyện móc xích với nhau, sói là
mắt xích lớn nhất, mất mắt nào đều là m hỏng mắt xích lớn nhất này, nghề
chăn nuôi trên thảo nguyên sẽ khó mà duy trì. Cái lợi của sói đối với thảo
nguyên không thể kể hết, tóm lại một câu, công nhiều hơn tội.
Ông già Pilich cười, nói: Nhưng mà rái cá cạn cũng không hoàn toàn xấu.
Da thịt, mỡ đều quý. Da rái cá là thu nhập phụ quan trọng của mục dân.
Nhà nước dùng nó để đổi lấy xe hơi, đại bác. Sói rất thông minh, không
bao giờ giết hết rái cá, chừa lại hàng năm có cái ăn. Mục dân cũng không
giết hết rái cá, chỉ bắt con to không bắt con nhỏ.
Ba con ngựa chạy nhanh, lũ rái cá không biết sợ, tiếp tục đùa rỡn. Đại
bàng thảo nguyên liên tục bổ nhào, nhưng mười lần nhào xuống chín lần
hụt. Càng đi về phía đông bắc càng vắng, càng ít dấu vết con người, giếng
ăn biến mất, cuối cùng phân ngựa cũng không thấy.